Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã diễn ra được 6 tháng; theo tin tức từ Ukraine, hiện tại trên chiến trường Donbass, mặt trận chính của hai bên là Marinka-Pesky-Adiivka thuộc khu vực Donetsk.Đồng thời, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine Zaluzhni cho biết, Quân đội Nga ở Donbass, tiến hành pháo kích 700-800 lần mỗi ngày, đỉnh điểm có lúc sử dụng tới 60.000 viên đạn pháo và cường độ bắn phá dồn dập đã tăng trở lại.Vậy câu hỏi đặt ra là với cường độ bắn phá cao như vậy, chắc chắn quân Nga sẽ tiêu thụ một lượng đạn pháo rất lớn; tại sao việc tiêu thụ đạn lớn như vậy, mà kênh bảo đảm hậu cần của Nga không bị tên lửa HIMARS của Ukraine "cắt đứt"?Trước hết, xét theo tin tức mà phía Ukraine đưa ra hiện nay, do Mỹ viện trợ thêm hệ thống tên lửa cơ động HIMARS, nên phía Nga đã liên bị loại tên lửa này phá hủy một số kho vũ khí và căn cứ quân sự. Trước đó cũng có thông tin cho rằng, tuyến đường bảo đảm hậu cần của quân đội Nga đã bị phá hủy dưới hỏa lực tầm xa của quân đội Ukraine. Nhưng Tổng tư lệnh Quân đội Ukraine Zaluzhny, ngay sau đó nói rằng, quân đội Nga đang tiến hành "bắn vãi đạn"; vậy có sự mâu thuẫn giữa hai thông tin. Nếu xét theo logic của Tổng tư lệnh Quân đội Ukraine Zaluzhny, thì rất có thể là Nga đã cất giấu đạn ở trên lãnh thổ Ukraine? hay có một kênh bí mật nào đó, liên tục chuyển đạn cho quân Nga ở tiền tuyến?Thứ hai, mức tiêu thụ đạn pháo của Nga đã vượt quá khả năng cung cấp. Theo phía Ukraine, cơ số đạn tiêu thụ của quân Nga lên tới 60.000 viên đạn pháo/ngày? Xét trên tổng số binh sĩ Ukraine trước xung đột là dưới 300.000 quân, như vậy mỗi binh sĩ Ukraine phải chịu sức công phá của vài loạt đạn pháo.Do đó, việc nghi ngờ tính xác thực trong nhận xét của Tổng tư lệnh Ukraine là hoàn toàn hợp lý. Theo tường thuật về chiến trường Ukraine, quân đội Nga hiện tại đang "co cụm", để tránh bị tên lửa HIMARS của Ukraine tấn công. Thậm chí, theo mô tả của Quân đội Ukraine, nhiều đơn vị quân Nga bị tấn công, “không ngóc đầu” lên được?Còn theo nguồn tin từ báo chí nước ngoài, "các trận đánh then chốt ở khu vực Kherson, chủ yếu do 5 lữ đoàn tinh nhuệ của quân đội Ukraine tham chiến. 5 lữ đoàn này gồm những binh sĩ có kinh nghiệm và kỹ năng chiến đấu nhất, nhưng họ hiện đang kiệt sức và thương vong quá nhiều".Hiện một số người có thể không tin vào thông tin này, nhưng nó đến từ hãng tin Mỹ CNN. Cuộc phản công của Ukraine hiện chỉ giới hạn ở khu vực Donbass, trong khi hướng tấn công của quân đội Nga là khu vực Kherson; như vậy, có một "sai lầm chiến lược" nhất định của cả hai bên.Ở một mức độ nào đó, có thể hiểu rằng lực lượng chủ lực của Nga và Ukraine hiện nay chưa gặp nhau. Trong khu vực Kherson, có khoảng 20.000 quân Nga ở đó; vì vậy, một cuộc tấn công với cường độ 60.000 viên đạn pháo/ngày, có khả năng hoàn toàn không tồn tại. Thông tin hiện tại rất trái chiều, thậm chí có những tin tức do Ukraine công bố, cũng có nhiều mâu thuẫn với nhau. Việc xuất hiện tình huống này chỉ có thể cho thấy, khả năng bộ chỉ huy Ukraine đang có chút bối rối. Nói cách khác, phương Tây đã không thống nhất được với phía Ukraine trước khi phát động “cuộc tấn công dư luận” nên mới xuất hiện tình trạng “ông nói gà, bà nói vịt”. Tình hình cụ thể, cần thêm thông tin tình báo để xác minh, vậy liệu Tổng tư lệnh Ukraine nói sai hay báo chí phương Tây đưa tin sai?
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã diễn ra được 6 tháng; theo tin tức từ Ukraine, hiện tại trên chiến trường Donbass, mặt trận chính của hai bên là Marinka-Pesky-Adiivka thuộc khu vực Donetsk.
Đồng thời, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine Zaluzhni cho biết, Quân đội Nga ở Donbass, tiến hành pháo kích 700-800 lần mỗi ngày, đỉnh điểm có lúc sử dụng tới 60.000 viên đạn pháo và cường độ bắn phá dồn dập đã tăng trở lại.
Vậy câu hỏi đặt ra là với cường độ bắn phá cao như vậy, chắc chắn quân Nga sẽ tiêu thụ một lượng đạn pháo rất lớn; tại sao việc tiêu thụ đạn lớn như vậy, mà kênh bảo đảm hậu cần của Nga không bị tên lửa HIMARS của Ukraine "cắt đứt"?
Trước hết, xét theo tin tức mà phía Ukraine đưa ra hiện nay, do Mỹ viện trợ thêm hệ thống tên lửa cơ động HIMARS, nên phía Nga đã liên bị loại tên lửa này phá hủy một số kho vũ khí và căn cứ quân sự.
Trước đó cũng có thông tin cho rằng, tuyến đường bảo đảm hậu cần của quân đội Nga đã bị phá hủy dưới hỏa lực tầm xa của quân đội Ukraine. Nhưng Tổng tư lệnh Quân đội Ukraine Zaluzhny, ngay sau đó nói rằng, quân đội Nga đang tiến hành "bắn vãi đạn"; vậy có sự mâu thuẫn giữa hai thông tin.
Nếu xét theo logic của Tổng tư lệnh Quân đội Ukraine Zaluzhny, thì rất có thể là Nga đã cất giấu đạn ở trên lãnh thổ Ukraine? hay có một kênh bí mật nào đó, liên tục chuyển đạn cho quân Nga ở tiền tuyến?
Thứ hai, mức tiêu thụ đạn pháo của Nga đã vượt quá khả năng cung cấp. Theo phía Ukraine, cơ số đạn tiêu thụ của quân Nga lên tới 60.000 viên đạn pháo/ngày? Xét trên tổng số binh sĩ Ukraine trước xung đột là dưới 300.000 quân, như vậy mỗi binh sĩ Ukraine phải chịu sức công phá của vài loạt đạn pháo.
Do đó, việc nghi ngờ tính xác thực trong nhận xét của Tổng tư lệnh Ukraine là hoàn toàn hợp lý. Theo tường thuật về chiến trường Ukraine, quân đội Nga hiện tại đang "co cụm", để tránh bị tên lửa HIMARS của Ukraine tấn công. Thậm chí, theo mô tả của Quân đội Ukraine, nhiều đơn vị quân Nga bị tấn công, “không ngóc đầu” lên được?
Còn theo nguồn tin từ báo chí nước ngoài, "các trận đánh then chốt ở khu vực Kherson, chủ yếu do 5 lữ đoàn tinh nhuệ của quân đội Ukraine tham chiến. 5 lữ đoàn này gồm những binh sĩ có kinh nghiệm và kỹ năng chiến đấu nhất, nhưng họ hiện đang kiệt sức và thương vong quá nhiều".
Hiện một số người có thể không tin vào thông tin này, nhưng nó đến từ hãng tin Mỹ CNN. Cuộc phản công của Ukraine hiện chỉ giới hạn ở khu vực Donbass, trong khi hướng tấn công của quân đội Nga là khu vực Kherson; như vậy, có một "sai lầm chiến lược" nhất định của cả hai bên.
Ở một mức độ nào đó, có thể hiểu rằng lực lượng chủ lực của Nga và Ukraine hiện nay chưa gặp nhau. Trong khu vực Kherson, có khoảng 20.000 quân Nga ở đó; vì vậy, một cuộc tấn công với cường độ 60.000 viên đạn pháo/ngày, có khả năng hoàn toàn không tồn tại.
Thông tin hiện tại rất trái chiều, thậm chí có những tin tức do Ukraine công bố, cũng có nhiều mâu thuẫn với nhau. Việc xuất hiện tình huống này chỉ có thể cho thấy, khả năng bộ chỉ huy Ukraine đang có chút bối rối.
Nói cách khác, phương Tây đã không thống nhất được với phía Ukraine trước khi phát động “cuộc tấn công dư luận” nên mới xuất hiện tình trạng “ông nói gà, bà nói vịt”. Tình hình cụ thể, cần thêm thông tin tình báo để xác minh, vậy liệu Tổng tư lệnh Ukraine nói sai hay báo chí phương Tây đưa tin sai?