Theo trào lưu #10yearschallenge (Thử thách 10 năm), những bức ảnh xưa và nay được so sánh với nhau khiến nhiều người ngỡ ngàng bởi sự thay đổi của cảnh vật và con người qua thời gian.Những khu rừng xanh tươi năm 2009 nay chỉ còn trơ lại những khoảng đất trống đồi trọc tan hoang. Mỗi năm 7,3 triệu héc ta rừng trên thế giới bị chặt phá, bất chấp việc cây xanh là một thành tố quan trọng trong hệ sinh thái của chúng ta.Những rặng san hô tuyệt đẹp đầy màu sắc từng là ngôi nhà của nhiều sinh vật dưới đại dương, nhưng sự nóng lên toàn cầu và tình trạng ô nhiễm môi trường đang khiến chúng chết dần.Khi những chú gấu Bắc cực cũng là nạn nhân đáng thương của tình trạng biến đổi khí hậu trên toàn cầu.Hình ảnh khu vực Rondonia ở Brazil năm 2006 và năm 2018 với những màu sắc khác nhau đã phản ảnh một thực tế đau lòng về môi trường nơi đây. Rondonia với 200.000 km rừng bao phủ nay đã trở thành một trong những khu vực bị chặt phá rừng nghiêm trọng nhất tại Amazon.Sông và hồ ở nhiều khu vực cũng cạn kiệt dần do dân số tăng lên. Đặc biệt, thuốc trừ sâu và phân bón từ các ruộng đồng chảy ra sông ngòi đang làm ô nhiễm lượng nước ít ỏi còn lại này.Mức độ băng tan chảy nhanh chóng ở 2 cực của Trái Đất khiến nhiều người phải suy ngẫm về hậu quả của tình trạng nóng lên toàn cầu.Chai nước bằng nhựa năm 2008 và năm 2018 hầu như không có gì thay đổi. Những đồ vật làm từ nhựa có thể mất hàng trăm năm mới có thể phân hủy được và chúng đang đe dọa trực tiếp đến môi trường cũng như cuộc sống của nhiều loài động vật.Hình ảnh so sánh sông băng Trift ở Thụy Sĩ năm 2006 và năm 2017 làm chúng ta phải ngỡ ngàng.Những bức ảnh xưa và nay phản ảnh chân thực mức độ thiên nhiên bị tàn phá khủng khiếp qua thời gian.Rác thải ở các đại dương đang trở thành "kẻ hủy hoại" cuộc sống của nhiều loài sinh vật.Nếu con người vẫn không nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ các loài động vật, một ngày nào đó, con cháu chúng ta sẽ không còn được nhìn thấy chúng hiện diện trên hành tinh này, ốc sên cây Hawaii là một ví dụ.Có những thứ thiên nhiên phải mất tới hàng trăm nghìn năm để tạo nên nhưng con người chỉ mất chưa tới 10 năm để phá hủy toàn bộ chúng.Kết quả của sự nóng lên toàn cầu trong gần 100 năm.Những khoảng màu xanh rộng lớn của rừng Amazon đang dần biến mất chỉ trong vòng 1 thập kỷ.
Theo trào lưu #10yearschallenge (Thử thách 10 năm), những bức ảnh xưa và nay được so sánh với nhau khiến nhiều người ngỡ ngàng bởi sự thay đổi của cảnh vật và con người qua thời gian.
Những khu rừng xanh tươi năm 2009 nay chỉ còn trơ lại những khoảng đất trống đồi trọc tan hoang. Mỗi năm 7,3 triệu héc ta rừng trên thế giới bị chặt phá, bất chấp việc cây xanh là một thành tố quan trọng trong hệ sinh thái của chúng ta.
Những rặng san hô tuyệt đẹp đầy màu sắc từng là ngôi nhà của nhiều sinh vật dưới đại dương, nhưng sự nóng lên toàn cầu và tình trạng ô nhiễm môi trường đang khiến chúng chết dần.
Khi những chú gấu Bắc cực cũng là nạn nhân đáng thương của tình trạng biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
Hình ảnh khu vực Rondonia ở Brazil năm 2006 và năm 2018 với những màu sắc khác nhau đã phản ảnh một thực tế đau lòng về môi trường nơi đây. Rondonia với 200.000 km rừng bao phủ nay đã trở thành một trong những khu vực bị chặt phá rừng nghiêm trọng nhất tại Amazon.
Sông và hồ ở nhiều khu vực cũng cạn kiệt dần do dân số tăng lên. Đặc biệt, thuốc trừ sâu và phân bón từ các ruộng đồng chảy ra sông ngòi đang làm ô nhiễm lượng nước ít ỏi còn lại này.
Mức độ băng tan chảy nhanh chóng ở 2 cực của Trái Đất khiến nhiều người phải suy ngẫm về hậu quả của tình trạng nóng lên toàn cầu.
Chai nước bằng nhựa năm 2008 và năm 2018 hầu như không có gì thay đổi. Những đồ vật làm từ nhựa có thể mất hàng trăm năm mới có thể phân hủy được và chúng đang đe dọa trực tiếp đến môi trường cũng như cuộc sống của nhiều loài động vật.
Hình ảnh so sánh sông băng Trift ở Thụy Sĩ năm 2006 và năm 2017 làm chúng ta phải ngỡ ngàng.
Những bức ảnh xưa và nay phản ảnh chân thực mức độ thiên nhiên bị tàn phá khủng khiếp qua thời gian.
Rác thải ở các đại dương đang trở thành "kẻ hủy hoại" cuộc sống của nhiều loài sinh vật.
Nếu con người vẫn không nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ các loài động vật, một ngày nào đó, con cháu chúng ta sẽ không còn được nhìn thấy chúng hiện diện trên hành tinh này, ốc sên cây Hawaii là một ví dụ.
Có những thứ thiên nhiên phải mất tới hàng trăm nghìn năm để tạo nên nhưng con người chỉ mất chưa tới 10 năm để phá hủy toàn bộ chúng.
Kết quả của sự nóng lên toàn cầu trong gần 100 năm.
Những khoảng màu xanh rộng lớn của rừng Amazon đang dần biến mất chỉ trong vòng 1 thập kỷ.