Một số khu vực của thành phố Houston, bang Texas (Mỹ), đang lún với tốc độ 5 cm/năm. Điều này được thể hiện rõ khi siêu bão Harvey đổ bộ hồi năm 2017. Bên cạnh việc hút nước sinh hoạt từ lòng đất, các hoạt động khai thác dầu và khí đốt cũng góp phần khiến thành phố lún xuống với tốc độ nhanh hơn. Ảnh:Reuters.Lagos là thành phố lớn nhất ở Nigeria và châu Phi với 21 triệu dân. Việc khoan giếng lấy nước sạch kết hợp với việc thành phố không có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh khiến Lagos dễ bị ảnh hưởng bởi tình trạng nước biển dâng. Ảnh:Reuters.New Orleans ở bang Louisiana (Mỹ) nổi tiếng với cuộc sống về đêm đầy màu sắc, nhưng nó cũng là một trong những thành phố chìm nhanh nhất thế giới. Hiện tại, một nửa thành phố đang ở thấp hơn mực nước biển. Ảnh:AP.Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy Bắc Kinh đang lún xuống với tốc độ khoảng 10 cm mỗi năm, với nguyên nhân chủ yếu đến từ tình trạng khai thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt, cũng giống như ở Jakarta và Houston. 75% lượng nước hiện tại của thành phố đến từ nguồn nước ngầm. Ảnh:Getty.Không giống như những thành phố khác, Washington DC đang lún xuống vì một lý do khá đặc biệt. Những tảng băng ở khu vực vịnh Chesapeake tan làm cho các tầng địa chất trượt dần xuống biển, khiến thủ đô nước Mỹ sẽ lún khoảng 15 cm trong thế kỷ này. Ảnh:Getty.Một thủ đô khác cũng nằm trong danh sách này là Bangkok củaThái Lan. Tình trạng khai thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngập úng mỗi mùa mưa. Ảnh:AFP.Dhaka, thành phố đông dân nhất Bangladesh, dựa 90% vào những nguồn nước ngầm để phục vụ sinh hoạt cho số dân lên tới 18 triệu người, khiến nó lún nhanh hơn các khu vực khác. Ảnh:Reuters.Một trong những địa điểm thu hút khách du lịch hàng đầu châu Âu, Venice từ lâu đã bị đe dọa bởi tình trạng nước biển dâng. Thành phố cũng được xây dựng trên một tầng địa chất yếu ở cửa sông Po, khiến nó càng dễ phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực. Ảnh:Reuters.Thành phố Hồ Chí Minh đã lún xuống gần nửa mét trong vòng 25 năm qua. Tình trạng này là do người dân sử dụng các nguồn nước ngầm và đô thị hóa nhanh khiến cho nước mưa không thể đi xuống các túi nước dưới mặt đất. Ảnh:Places Journal.
Một số khu vực của thành phố Houston, bang Texas (Mỹ), đang lún với tốc độ 5 cm/năm. Điều này được thể hiện rõ khi siêu bão Harvey đổ bộ hồi năm 2017. Bên cạnh việc hút nước sinh hoạt từ lòng đất, các hoạt động khai thác dầu và khí đốt cũng góp phần khiến thành phố lún xuống với tốc độ nhanh hơn. Ảnh:Reuters.
Lagos là thành phố lớn nhất ở Nigeria và châu Phi với 21 triệu dân. Việc khoan giếng lấy nước sạch kết hợp với việc thành phố không có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh khiến Lagos dễ bị ảnh hưởng bởi tình trạng nước biển dâng. Ảnh:Reuters.
New Orleans ở bang Louisiana (Mỹ) nổi tiếng với cuộc sống về đêm đầy màu sắc, nhưng nó cũng là một trong những thành phố chìm nhanh nhất thế giới. Hiện tại, một nửa thành phố đang ở thấp hơn mực nước biển. Ảnh:AP.
Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy Bắc Kinh đang lún xuống với tốc độ khoảng 10 cm mỗi năm, với nguyên nhân chủ yếu đến từ tình trạng khai thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt, cũng giống như ở Jakarta và Houston. 75% lượng nước hiện tại của thành phố đến từ nguồn nước ngầm. Ảnh:Getty.
Không giống như những thành phố khác, Washington DC đang lún xuống vì một lý do khá đặc biệt. Những tảng băng ở khu vực vịnh Chesapeake tan làm cho các tầng địa chất trượt dần xuống biển, khiến thủ đô nước Mỹ sẽ lún khoảng 15 cm trong thế kỷ này. Ảnh:Getty.
Một thủ đô khác cũng nằm trong danh sách này là Bangkok củaThái Lan. Tình trạng khai thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngập úng mỗi mùa mưa. Ảnh:AFP.
Dhaka, thành phố đông dân nhất Bangladesh, dựa 90% vào những nguồn nước ngầm để phục vụ sinh hoạt cho số dân lên tới 18 triệu người, khiến nó lún nhanh hơn các khu vực khác. Ảnh:Reuters.
Một trong những địa điểm thu hút khách du lịch hàng đầu châu Âu, Venice từ lâu đã bị đe dọa bởi tình trạng nước biển dâng. Thành phố cũng được xây dựng trên một tầng địa chất yếu ở cửa sông Po, khiến nó càng dễ phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực. Ảnh:Reuters.
Thành phố Hồ Chí Minh đã lún xuống gần nửa mét trong vòng 25 năm qua. Tình trạng này là do người dân sử dụng các nguồn nước ngầm và đô thị hóa nhanh khiến cho nước mưa không thể đi xuống các túi nước dưới mặt đất. Ảnh:Places Journal.