Trung Động là ngôi làng của người Miêu nằm trong hang núi đá vôi cùng tên ở huyện tự trị Tử Vân thuộc địa cấp thị An Thuận của tỉnh Quý Châu, một trong những tỉnh nghèo nhất Trung Quốc. Ngôi làng kết nối với thế giới bên ngoài thông qua một con đường mòn xuyên núi, mất khoảng một giờ đi bộ, theo New York Times.Tuy vậy trong hai 20 năm qua, ngôi làng đã dần thu hẹp khoảng cách với bên ngoài nhờ những du khách ưa khám phá. Họ đến đây với sự tò mò về nơi mà truyền thông địa phương mô tả là hang động cuối cùng ở Trung Quốc có người cư trú thường xuyên.Người dân kiếm thêm thu nhập từ việc mở dịch vụ nghỉ ngơi (homestay) cho du khách. Chính quyền địa phương muốn người dân tái định cư ở một khu nhà ở gần đó hoàn thành cách đây 10 năm. Tuy nhiên, chỉ có 5 gia đình đồng ý di dời dù chính quyền cấp cho mỗi người 60.000 nhân dân tệ (9.500 USD) để bắt đầu cuộc sống mới.18 gia đình còn lại kiên quyết bám trụ ở hang động rộng tương đương bốn sân bóng đá. Họ nói rằng những ngôi nhà mới quá nhỏ và họ sợ mất đất canh tác. Họ cũng cho rằng họ là những người duy nhất có quyền quản lý các hoạt động du lịch tại đây một cách độc lập. Trong khi đó, chính quyền nói họ cần giám sát ngôi làng vì nơi đây được cơ quan quản lý du lịch địa phương đưa vào danh sách cộng đồng cần được bảo vệ. Trong ảnh là một phần hệ thống cáp treo được xây dở dang, nhằm đưa khách du lịch đến Trung Động.Trong những năm 1980, những người bên ngoài ghé thăm làng đa phần là quan chức địa phương đến để kiểm tra việc thực hiện chính sách một con. Thay đổi lớn nhất trong lịch sử Trung Động là việc có điện vào năm 2002. Tuy nhiên, việc này không phải do chính quyền thực hiện mà là công sức của doanh nhân Mỹ giàu có Frank Beddor. Ông đến đây lần đầu năm 2002, quay trở lại một vài lần sau đó, quyên góp hàng chục nghìn USD để đưa điện về với ngôi làng trong hang.Ông Beddor mất vào năm 2007 ở tuổi 83 và mối liên hệ tình cảm giữa ông với ngôi làng vẫn là một bí ẩn. Ngoài việc kết nối điện, ông còn cho xây dựng một ngôi trường và một nhà tắm công cộng, cung cấp gia súc gia cầm và nhiều hỗ trợ khác cho người dân, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của họ. Trong ảnh, một người dân ngồi trong ngôi nhà làm từ tre nứa.Vương Tề Tài, 39 tuổi, nói những người trẻ của làng có thể đi đến các thành phố lớn làm công nhân nhưng nhiều người quay về đây để xây dựng gia đình. "Thời tiết trong hang thật sự tuyệt vời. Như ở thiên đường vậy", anh nói.
Trung Động là ngôi làng của người Miêu nằm trong hang núi đá vôi cùng tên ở huyện tự trị Tử Vân thuộc địa cấp thị An Thuận của tỉnh Quý Châu, một trong những tỉnh nghèo nhất Trung Quốc. Ngôi làng kết nối với thế giới bên ngoài thông qua một con đường mòn xuyên núi, mất khoảng một giờ đi bộ, theo New York Times.
Tuy vậy trong hai 20 năm qua, ngôi làng đã dần thu hẹp khoảng cách với bên ngoài nhờ những du khách ưa khám phá. Họ đến đây với sự tò mò về nơi mà truyền thông địa phương mô tả là hang động cuối cùng ở Trung Quốc có người cư trú thường xuyên.
Người dân kiếm thêm thu nhập từ việc mở dịch vụ nghỉ ngơi (homestay) cho du khách. Chính quyền địa phương muốn người dân tái định cư ở một khu nhà ở gần đó hoàn thành cách đây 10 năm. Tuy nhiên, chỉ có 5 gia đình đồng ý di dời dù chính quyền cấp cho mỗi người 60.000 nhân dân tệ (9.500 USD) để bắt đầu cuộc sống mới.
18 gia đình còn lại kiên quyết bám trụ ở hang động rộng tương đương bốn sân bóng đá. Họ nói rằng những ngôi nhà mới quá nhỏ và họ sợ mất đất canh tác. Họ cũng cho rằng họ là những người duy nhất có quyền quản lý các hoạt động du lịch tại đây một cách độc lập. Trong khi đó, chính quyền nói họ cần giám sát ngôi làng vì nơi đây được cơ quan quản lý du lịch địa phương đưa vào danh sách cộng đồng cần được bảo vệ. Trong ảnh là một phần hệ thống cáp treo được xây dở dang, nhằm đưa khách du lịch đến Trung Động.
Trong những năm 1980, những người bên ngoài ghé thăm làng đa phần là quan chức địa phương đến để kiểm tra việc thực hiện chính sách một con. Thay đổi lớn nhất trong lịch sử Trung Động là việc có điện vào năm 2002. Tuy nhiên, việc này không phải do chính quyền thực hiện mà là công sức của doanh nhân Mỹ giàu có Frank Beddor. Ông đến đây lần đầu năm 2002, quay trở lại một vài lần sau đó, quyên góp hàng chục nghìn USD để đưa điện về với ngôi làng trong hang.
Ông Beddor mất vào năm 2007 ở tuổi 83 và mối liên hệ tình cảm giữa ông với ngôi làng vẫn là một bí ẩn. Ngoài việc kết nối điện, ông còn cho xây dựng một ngôi trường và một nhà tắm công cộng, cung cấp gia súc gia cầm và nhiều hỗ trợ khác cho người dân, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của họ. Trong ảnh, một người dân ngồi trong ngôi nhà làm từ tre nứa.
Vương Tề Tài, 39 tuổi, nói những người trẻ của làng có thể đi đến các thành phố lớn làm công nhân nhưng nhiều người quay về đây để xây dựng gia đình. "Thời tiết trong hang thật sự tuyệt vời. Như ở thiên đường vậy", anh nói.