Những cuộc biểu tình bạo lực do giá nhiên liệu tăng đã bùng phát tại nhiều thành phố ở Kazakhstan ngày 4/1. Trong ảnh là lực lượng cảnh sát được huy động để ngăn chặn những người biểu tình ở Almaty ngày 5/1.Một chiếc xe bus bị thiêu cháy ở Almaty ngày 5/1. Chính phủ Kazakhstan buộc phải từ chức nhằm xoa dịu làn sóng bất ổn đang lan rộng tại nhiều thành phố lớn trong khi Tổng thống Kassym Jomart Tokaiev đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên khắp đất nước, đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ của quốc tế.Tại 3 thành phố, các quan chức địa phương bị tấn công, các tòa nhà bị phá hủy với “gậy gộc, đá, xịt hơi cay và bom xăng đã được sử dụng", thông báo của Bộ Nội vụ Kazakhstan cho biết. Trong ảnh là hàng rào của lực lượng cảnh sát được dựng lên gần tòa thị chính ở Almaty.Cảnh sát bắt giữ một người đàn ông trong cuộc biểu tình ở Almaty ngày 5/1.Những cuộc biểu tình được châm ngòi khi chính phủ dỡ bỏ việc kiểm soát giá khí tự nhiên hóa lỏng vào đầu năm nay. Nhiều người dân Kazakhstan đã phải chuyển sang loại ô tô chạy bằng xăng dầu do chi phí thấp hơn. Trong ảnh là một ô tô cảnh sát bốc cháy trong cuộc biểu tình ở Almaty ngày 5/1.Những người tham gia biểu tình ở Almaty ngày 4/1.Xe bọc thép được bố trí gần tòa thị chính ở Almaty. Thủ tướng Askar Mamin đã từ chức và ông Alikhan Smailov được bổ nhiệm làm quyền Thủ tướng. Các thành viên trong chính phủ sẽ tiếp tục làm việc cho tới khi nội các mới được thành lập.Tình trạng bất ổn đã lan rộng trong thành phố Almaty sau khi người biểu tình đụng độ với cảnh sát, xông vào nhiều cơ quan công quyền, chiếm giữ và đốt tòa thị chính. Kazakhstan đang trải qua cuộc biểu tình tồi tệ nhất trong 3 thập kỷ qua.Một chiếc ô tô bị thiêu rụi trong khi tòa thị chính phía sau đang bốc cháy. Lực lượng gìn giữ hòa bình thuộc liên minh quân sự do Nga dẫn đầu sẽ được điều tới đây để hỗ trợ Kazakhstan ổn định tình hình.Chính phủ Kazakhstan đã đưa ra một số nhượng bộ trước các đòi hỏi của những người biểu tình nhưng cho tới nay, điều này dường như vẫn chưa thể xoa dịu tình hình khi người biểu tình yêu cầu những hành động quyết liệt hơn.
Những cuộc biểu tình bạo lực do giá nhiên liệu tăng đã bùng phát tại nhiều thành phố ở Kazakhstan ngày 4/1. Trong ảnh là lực lượng cảnh sát được huy động để ngăn chặn những người biểu tình ở Almaty ngày 5/1.
Một chiếc xe bus bị thiêu cháy ở Almaty ngày 5/1. Chính phủ Kazakhstan buộc phải từ chức nhằm xoa dịu làn sóng bất ổn đang lan rộng tại nhiều thành phố lớn trong khi Tổng thống Kassym Jomart Tokaiev đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên khắp đất nước, đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ của quốc tế.
Tại 3 thành phố, các quan chức địa phương bị tấn công, các tòa nhà bị phá hủy với “gậy gộc, đá, xịt hơi cay và bom xăng đã được sử dụng", thông báo của Bộ Nội vụ Kazakhstan cho biết. Trong ảnh là hàng rào của lực lượng cảnh sát được dựng lên gần tòa thị chính ở Almaty.
Cảnh sát bắt giữ một người đàn ông trong cuộc biểu tình ở Almaty ngày 5/1.
Những cuộc biểu tình được châm ngòi khi chính phủ dỡ bỏ việc kiểm soát giá khí tự nhiên hóa lỏng vào đầu năm nay. Nhiều người dân Kazakhstan đã phải chuyển sang loại ô tô chạy bằng xăng dầu do chi phí thấp hơn. Trong ảnh là một ô tô cảnh sát bốc cháy trong cuộc biểu tình ở Almaty ngày 5/1.
Những người tham gia biểu tình ở Almaty ngày 4/1.
Xe bọc thép được bố trí gần tòa thị chính ở Almaty. Thủ tướng Askar Mamin đã từ chức và ông Alikhan Smailov được bổ nhiệm làm quyền Thủ tướng. Các thành viên trong chính phủ sẽ tiếp tục làm việc cho tới khi nội các mới được thành lập.
Tình trạng bất ổn đã lan rộng trong thành phố Almaty sau khi người biểu tình đụng độ với cảnh sát, xông vào nhiều cơ quan công quyền, chiếm giữ và đốt tòa thị chính. Kazakhstan đang trải qua cuộc biểu tình tồi tệ nhất trong 3 thập kỷ qua.
Một chiếc ô tô bị thiêu rụi trong khi tòa thị chính phía sau đang bốc cháy. Lực lượng gìn giữ hòa bình thuộc liên minh quân sự do Nga dẫn đầu sẽ được điều tới đây để hỗ trợ Kazakhstan ổn định tình hình.
Chính phủ Kazakhstan đã đưa ra một số nhượng bộ trước các đòi hỏi của những người biểu tình nhưng cho tới nay, điều này dường như vẫn chưa thể xoa dịu tình hình khi người biểu tình yêu cầu những hành động quyết liệt hơn.