Khi quan sát kỹ, có thể nhận thấy các hộp gỗ này có kích thước bé hơn so với cỗ quan tài treo của người dân tộc Bo. Thực chất, những hộp gỗ này là tổ ong của người dân địa phương gắn lên vách núi để nuôi và thu mật sau khi được chính quyền cho phép. Trên mỗi vách đá có khoảng 700 - 1000 hộp gỗ để nuôi ong, những tổ ong nhân tạo này rất dễ làm du khách nhầm lẫn với các cỗ quan tài treo của người Bo. Khi được hỏi vì sao phải treo tổ ong lên vách đá, người dân địa phương cho biết, vùng núi này có rất nhiều động vật hoang dã có khả năng phá hủy các tổ ong này nếu đặt dưới mặt đất. Vì vậy, họ chọn phương án treo tổ ong để đảm bảo cho sản phẩm của mình.Người dân cũng có những tổ ong dưới đất, nhưng chủ yếu ngoài bìa rừng, nơi ít bị thú hoang phá hoại.Những tổ ong treo trên vách núi đá.Ngoài tổ ong, người dân ở đây còn gác cả những vò rượu lên vách đá trước khi uống.
Khi quan sát kỹ, có thể nhận thấy các hộp gỗ này có kích thước bé hơn so với cỗ quan tài treo của người dân tộc Bo. Thực chất, những hộp gỗ này là tổ ong của người dân địa phương gắn lên vách núi để nuôi và thu mật sau khi được chính quyền cho phép. Trên mỗi vách đá có khoảng 700 - 1000 hộp gỗ để nuôi ong, những tổ ong nhân tạo này rất dễ làm du khách nhầm lẫn với các cỗ quan tài treo của người Bo. Khi được hỏi vì sao phải treo tổ ong lên vách đá, người dân địa phương cho biết, vùng núi này có rất nhiều động vật hoang dã có khả năng phá hủy các tổ ong này nếu đặt dưới mặt đất. Vì vậy, họ chọn phương án treo tổ ong để đảm bảo cho sản phẩm của mình.
Người dân cũng có những tổ ong dưới đất, nhưng chủ yếu ngoài bìa rừng, nơi ít bị thú hoang phá hoại.
Những tổ ong treo trên vách núi đá.
Ngoài tổ ong, người dân ở đây còn gác cả những vò rượu lên vách đá trước khi uống.