Rồng Komodo là loại thằn lằn lớn nhất trên thế giới, với chiều dài trung bình 2-3 m. Loài này chỉ sinh sống tại một khu vực nhỏ bé ở Indonesia và không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Hiện còn hơn 2.800 cá thể rồng Komodo ở vườn quốc gia Komodo, Indonesia. Ảnh: Getty.Ông Viktor Bungtilu Laiskodat, Thống đốc khu vực nơi có vườn quốc gia Komodo, đang thúc đẩy kế hoạch hạn chế du lịch số lượng lớn tới khu vực có rồng Komodo sinh sống. Cùng với đó, những cư dân bản địa ở khu vực này sẽ được nghiên cứu chuyển tới nơi ở mới. Ảnh: BBC.Hiện lượng khách du lịch tới vườn quốc gia Komodo để chiêm ngưỡng loài rồng đã tăng mạnh, từ 44.000 lượt khách năm 2008 lên tới 176.000 người vào năm ngoái. Ông Laiskodat muốn đóng cửa vườn quốc gia hoàn toàn trong năm 2020 và sau đó hạn chế số lượng khách du lịch bằng cách tăng giá vé. Ảnh: AFP.Công viên quốc gia Komodo nằm tại một trong những khu vực nghèo khó nhất của Indonesia và lượng tiền mà khách du lịch mang tới đã giúp cải thiện đời sống của người dân nơi đây. Hiện tại, mỗi khách du lịch phải trả 10 USD để được chiêm ngưỡng những con thằn lằn cỡ lớn. Ảnh: Getty.Các chuyên gia cho rằng việc quá tải khách du lịch sẽ mang lại những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường tại vườn quốc gia Komodo, đặc biệt là lượng rác thải nhựa từ khách du lịch và ô nhiễm từ những chuyến tàu có thể phá hủy hệ sinh thái bờ biển. Tuy nhiên loài hươu trong vườn quốc gia - thức ăn chính của rồng Komodo, đang có dân số ổn định. Ảnh: BBC.70% dân số tại đảo Komodo, nơi có hơn 1.700 cá thể rồng, sống chủ yếu dựa vào dịch vụ từ du lịch. Người dân ở đây cũng có một mối liên hệ lịch sử và tâm linh với loại rồng Komodo. Ảnh: Getty.Nhiều ngôi nhà dành cho khách du lịch đã được người dân xây dựng ở bờ biển, và máy phát điện cũng xuất hiện. Cư dân ở đảo không đồng tình với kế hoạch di dời đi nơi khác của chính quyền. Ảnh: Getty.Người dân trên đảo cũng hết sức kính trọng và bảo vệ loài rồng Komodo. Theo truyền thuyết của họ, một công chúa trên đảo đã sinh đôi, với một người và một con rồng. Vì vậy rồng và người là hai anh em và có mối liên hệ mật thiết. Ảnh: Getty.Theo người dân trên đảo, vì mối liên hệ này nên rồng Komodo sẽ không bao giờ tấn công người dân bản địa. Các bà mẹ thường lo lắng hơn khi con cái ra biển chứ không lo chúng gặp rồng Komodo trên dường. Chỉ có 15 trường hợp bị tấn công trong vòng 10 năm qua, với 1 trường hợp duy nhất thiệt mạng. Ảnh: BBC.Người dân trên đảo cho biết nếu chính quyền bắt họ phải rời đi, họ sẽ không còn cách nào khách để kiếm kế sinh nhai và sẽ phải trở lại lối sống săn bắt, gây tác hại xấu đến môi trường. Một người dân cho biết chính phủ từng yêu cầu cư dân trên đảo rời đi vào cuối thập niên 1970, nhưng khi họ đi khỏi, những con rồng Komodo cũng bơi theo họ. Ảnh: BBC.
Rồng Komodo là loại thằn lằn lớn nhất trên thế giới, với chiều dài trung bình 2-3 m. Loài này chỉ sinh sống tại một khu vực nhỏ bé ở Indonesia và không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Hiện còn hơn 2.800 cá thể rồng Komodo ở vườn quốc gia Komodo, Indonesia. Ảnh: Getty.
Ông Viktor Bungtilu Laiskodat, Thống đốc khu vực nơi có vườn quốc gia Komodo, đang thúc đẩy kế hoạch hạn chế du lịch số lượng lớn tới khu vực có rồng Komodo sinh sống. Cùng với đó, những cư dân bản địa ở khu vực này sẽ được nghiên cứu chuyển tới nơi ở mới. Ảnh: BBC.
Hiện lượng khách du lịch tới vườn quốc gia Komodo để chiêm ngưỡng loài rồng đã tăng mạnh, từ 44.000 lượt khách năm 2008 lên tới 176.000 người vào năm ngoái. Ông Laiskodat muốn đóng cửa vườn quốc gia hoàn toàn trong năm 2020 và sau đó hạn chế số lượng khách du lịch bằng cách tăng giá vé. Ảnh: AFP.
Công viên quốc gia Komodo nằm tại một trong những khu vực nghèo khó nhất của Indonesia và lượng tiền mà khách du lịch mang tới đã giúp cải thiện đời sống của người dân nơi đây. Hiện tại, mỗi khách du lịch phải trả 10 USD để được chiêm ngưỡng những con thằn lằn cỡ lớn. Ảnh: Getty.
Các chuyên gia cho rằng việc quá tải khách du lịch sẽ mang lại những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường tại vườn quốc gia Komodo, đặc biệt là lượng rác thải nhựa từ khách du lịch và ô nhiễm từ những chuyến tàu có thể phá hủy hệ sinh thái bờ biển. Tuy nhiên loài hươu trong vườn quốc gia - thức ăn chính của rồng Komodo, đang có dân số ổn định. Ảnh: BBC.
70% dân số tại đảo Komodo, nơi có hơn 1.700 cá thể rồng, sống chủ yếu dựa vào dịch vụ từ du lịch. Người dân ở đây cũng có một mối liên hệ lịch sử và tâm linh với loại rồng Komodo. Ảnh: Getty.
Nhiều ngôi nhà dành cho khách du lịch đã được người dân xây dựng ở bờ biển, và máy phát điện cũng xuất hiện. Cư dân ở đảo không đồng tình với kế hoạch di dời đi nơi khác của chính quyền. Ảnh: Getty.
Người dân trên đảo cũng hết sức kính trọng và bảo vệ loài rồng Komodo. Theo truyền thuyết của họ, một công chúa trên đảo đã sinh đôi, với một người và một con rồng. Vì vậy rồng và người là hai anh em và có mối liên hệ mật thiết. Ảnh: Getty.
Theo người dân trên đảo, vì mối liên hệ này nên rồng Komodo sẽ không bao giờ tấn công người dân bản địa. Các bà mẹ thường lo lắng hơn khi con cái ra biển chứ không lo chúng gặp rồng Komodo trên dường. Chỉ có 15 trường hợp bị tấn công trong vòng 10 năm qua, với 1 trường hợp duy nhất thiệt mạng. Ảnh: BBC.
Người dân trên đảo cho biết nếu chính quyền bắt họ phải rời đi, họ sẽ không còn cách nào khách để kiếm kế sinh nhai và sẽ phải trở lại lối sống săn bắt, gây tác hại xấu đến môi trường. Một người dân cho biết chính phủ từng yêu cầu cư dân trên đảo rời đi vào cuối thập niên 1970, nhưng khi họ đi khỏi, những con rồng Komodo cũng bơi theo họ. Ảnh: BBC.