Theo Wonders List, cảnh sát ở Pakistan đứng đầu trong danh sách những quốc gia có lực lượng cảnh sát bạo lực trên thế giới. Theo dữ liệu của Ủy ban Nhân quyền Pakistan (HRCP), ít nhất 3.345 người đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với cảnh sát từ năm 2014 đến tháng 5/2018. (Nguồn ảnh: Wonders List)Số liệu thống kê cho thấy số người thiệt mạng dưới tay lực lượng cảnh sát ở Nam Phi gia tăng mỗi năm. Chỉ tính riêng trong năm 2016 đã có tới 244 vụ án mạng và 124 vụ cưỡng hiếp do cảnh sát mặc đồng phục gây ra.Cảnh sát Ai Cập cũng nằm trong danh sách này. Được biết, tình hình tại Ai Cập trở nên tồi tệ hơn sau sự kiện Mùa Xuân Ả-rập.Wonders List dẫn báo cáo cho thấy tình trạng có những cảnh sát Somali “phớt lờ” tội phạm và xử lý bất công để nhận khoản tiền hối lộ.Đất nước Kenya đối diện với nạn tham nhũng tràn lan. Năm 2016, người dân Kenya đổ xuống đường biểu tình chống chính phủ và lực lượng cảnh sát nước này đã dùng nhiều biện pháp mạnh để giải tán đám đông.Lực lượng cảnh sát Haiti cũng “nổi tiếng” với sự hung hăng của họ.Tại Brazil, việc cảnh sát giết người khi đang tìm cách trấn áp một đám đông gây rối hay xử lý vụ chiếm giữ đất đai bất hợp pháp không phải là điều hiếm thấy.Cảnh sát Iran không ngần ngại sử dụng các biện pháp bạo lực để trấn áp đám đông tham gia các cuộc biểu tình ở nước này.Theo Wonders List, Mỹ bị liệt kê vào danh sách quốc gia có lực lượng cảnh sát bạo lực, đặc biệt là sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2001. Gần đây, nhiều án mạng đã xảy ra vì cảnh sát “nghi ngờ” liên quan đến hành vi phạm tội. Một số người da màu, trong đó có Alton Sterling và Philando Castile,...đã bị cảnh sát Mỹ bắn chết.
Mời độc giả xem thêm video: Cảnh sát chống ma túy bắn chết thị trưởng ở Philippines (Nguồn: VTC14)
Theo Wonders List, cảnh sát ở Pakistan đứng đầu trong danh sách những quốc gia có lực lượng cảnh sát bạo lực trên thế giới. Theo dữ liệu của Ủy ban Nhân quyền Pakistan (HRCP), ít nhất 3.345 người đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với cảnh sát từ năm 2014 đến tháng 5/2018. (Nguồn ảnh: Wonders List)
Số liệu thống kê cho thấy số người thiệt mạng dưới tay lực lượng cảnh sát ở Nam Phi gia tăng mỗi năm. Chỉ tính riêng trong năm 2016 đã có tới 244 vụ án mạng và 124 vụ cưỡng hiếp do cảnh sát mặc đồng phục gây ra.
Cảnh sát Ai Cập cũng nằm trong danh sách này. Được biết, tình hình tại Ai Cập trở nên tồi tệ hơn sau sự kiện Mùa Xuân Ả-rập.
Wonders List dẫn báo cáo cho thấy tình trạng có những cảnh sát Somali “phớt lờ” tội phạm và xử lý bất công để nhận khoản tiền hối lộ.
Đất nước Kenya đối diện với nạn tham nhũng tràn lan. Năm 2016, người dân Kenya đổ xuống đường biểu tình chống chính phủ và lực lượng cảnh sát nước này đã dùng nhiều biện pháp mạnh để giải tán đám đông.
Lực lượng cảnh sát Haiti cũng “nổi tiếng” với sự hung hăng của họ.
Tại Brazil, việc cảnh sát giết người khi đang tìm cách trấn áp một đám đông gây rối hay xử lý vụ chiếm giữ đất đai bất hợp pháp không phải là điều hiếm thấy.
Cảnh sát Iran không ngần ngại sử dụng các biện pháp bạo lực để trấn áp đám đông tham gia các cuộc biểu tình ở nước này.
Theo Wonders List, Mỹ bị liệt kê vào danh sách quốc gia có lực lượng cảnh sát bạo lực, đặc biệt là sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2001. Gần đây, nhiều án mạng đã xảy ra vì cảnh sát “nghi ngờ” liên quan đến hành vi phạm tội. Một số người da màu, trong đó có Alton Sterling và Philando Castile,...đã bị cảnh sát Mỹ bắn chết.
Mời độc giả xem thêm video: Cảnh sát chống ma túy bắn chết thị trưởng ở Philippines (Nguồn: VTC14)