Cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak (76 tuổi) là một trong những vị cựu nguyên thủ thế giới đang vướng vòng lao lý sau khi rời khỏi chính trường. Ảnh: Reuters.Năm 2007, ông Lee Myung-bak đắc cử tổng thống với tỷ lệ ủng hộ cao nhất kể từ thập niên 1980. Nhưng ít ai có thể ngờ, 10 năm sau, vị tổng thống thứ 10 của Hàn Quốc này lại vướng vòng lao lý vì cáo buộc tham nhũng. Ảnh: AP.Nguồn tin cho hay, phiên tòa xét xử ông Lee Myung-bak về cáo buộc nhận hối lộ, biển thủ công quỹ và các tội danh khác sẽ bắt đầu diễn ra từ ngày 3/5. Cụ thể, cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee sẽ đối mặt với các cáo buộc như nhận tiền hối lộ vào năm 2009 để ân xá cho Chủ tịch tập đoàn Samsung và biển thủ hàng triệu USD; thiết lập quỹ đen tổng trị giá 35 tỷ won để dùng vào các mục đích chính trị và cá nhân,... Ảnh: EPA.Ông Luiz Inácio Lula da Silva, 72 tuổi, là Tổng thống thứ 35 của Brazil và đang bị cáo buộc nhận hối lộ trị giá hơn 1 triệu USD từ công ty xây dựng OAS. Ảnh: Reuters.Hồi đầu tháng 4/2018, Tòa án Tối cao Brazil đã ra phán quyết bác đơn kháng cáo của cựu Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva. Phán quyết này đồng nghĩa ông Lula Da Silva sẽ phải chấp hành bản án tù tòa đã tuyên. Ảnh: Getty.Tuy nhiên, cựu Tổng thống Silva khẳng định ông vô tội và cho rằng các cáo buộc tham nhũng chống lại ông mang động cơ chính trị nhằm ngăn cản ông ra tranh cử Tổng thống Brazil vào tháng 10/2018 tới. Ảnh: Twitter.Cũng trong tháng 4/2018, cựu Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe bị triệu tập để lấy lời khai về vụ số kim cương trị giá 15 tỷ USD của nước này bị cho là thất thoát do nạn tham nhũng hồi năm 2016. Ảnh: Getty.Trước đó, hồi tháng 11/2017, Tổng thống Robert Mugabe, 93 tuổi, đã chấp nhận từ chức và chuyển giao quyền lực trong hòa bình sau gần 40 năm cầm quyền. Ảnh: Getty.Được biết, trong những năm tháng dưới sự lãnh đạo của ông Mugabe, nền kinh tế của Zimbabwe sa sút nghiêm trọng. Từ một trong những đất nước giàu có ở Châu Phi, Zimbabwe trở thành một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Ảnh: newsofthesouth.com.Ông Nicolas Sarkozy, 63 tuổi, giữ cương vị Tổng thống Pháp từ ngày 16/5/2007 đến 15/5/2012. Giống với tình cảnh của các vị cựu nguyên thủ trên, ông Sarkozy cũng đang lao đao vì dính án tham nhũng. Những vụ bê bối của cựu Tổng thống Sarkozy trong thời gian gần đây đã gây xôn xao dư luận trong nước và quốc tế. Ảnh: Reuters.Cựu Tổng thống Sarkozy đã bị tạm giam hồi cuối tháng 3/2018 và đối mặt với hàng loạt cáo buộc gồm nhận nhận tiền bất hợp pháp cho chiến dịch tranh cử hồi năm 2007, che giấu các khoản công quỹ của Libya, biển thủ công quỹ Libya và gian lận trong việc tăng mức chi tiêu cho chiến dịch tranh cử năm 2012,... Ảnh: CNN.Ngày 14/2/2018, ông Jacob Zuma, 76 tuổi, chính thức tuyên bố từ chức Tổng thống Nam Phi theo yêu cầu của Đảng Đại hội Dân tộc Phi sau 8 năm cầm quyền. Ngoài những cáo buộc tham nhũng trong thời gian còn tại vị, cựu Tổng thống Zuma còn bị chỉ trích điều hành kinh tế yếu kém, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức kỷ lục,... Ảnh: africa-online.com.Đến tháng 3/2018, người phát ngôn Cơ quan công tố quốc gia Luvuyo Mfaku thông báo, ông Zuma sẽ đối mặt với 16 tội danh liên quan đến tham nhũng, lừa đảo và rửa tiền,... Ảnh: CNN.Mời độc giả xem thêm video: Cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bị kết án 24 năm tù (Nguồn: VTC14)
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak (76 tuổi) là một trong những vị cựu nguyên thủ thế giới đang vướng vòng lao lý sau khi rời khỏi chính trường. Ảnh: Reuters.
Năm 2007, ông Lee Myung-bak đắc cử tổng thống với tỷ lệ ủng hộ cao nhất kể từ thập niên 1980. Nhưng ít ai có thể ngờ, 10 năm sau, vị tổng thống thứ 10 của Hàn Quốc này lại vướng vòng lao lý vì cáo buộc tham nhũng. Ảnh: AP.
Nguồn tin cho hay, phiên tòa xét xử ông Lee Myung-bak về cáo buộc nhận hối lộ, biển thủ công quỹ và các tội danh khác sẽ bắt đầu diễn ra từ ngày 3/5. Cụ thể, cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee sẽ đối mặt với các cáo buộc như nhận tiền hối lộ vào năm 2009 để ân xá cho Chủ tịch tập đoàn Samsung và biển thủ hàng triệu USD; thiết lập quỹ đen tổng trị giá 35 tỷ won để dùng vào các mục đích chính trị và cá nhân,... Ảnh: EPA.
Ông Luiz Inácio Lula da Silva, 72 tuổi, là Tổng thống thứ 35 của Brazil và đang bị cáo buộc nhận hối lộ trị giá hơn 1 triệu USD từ công ty xây dựng OAS. Ảnh: Reuters.
Hồi đầu tháng 4/2018, Tòa án Tối cao Brazil đã ra phán quyết bác đơn kháng cáo của cựu Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva. Phán quyết này đồng nghĩa ông Lula Da Silva sẽ phải chấp hành bản án tù tòa đã tuyên. Ảnh: Getty.
Tuy nhiên, cựu Tổng thống Silva khẳng định ông vô tội và cho rằng các cáo buộc tham nhũng chống lại ông mang động cơ chính trị nhằm ngăn cản ông ra tranh cử Tổng thống Brazil vào tháng 10/2018 tới. Ảnh: Twitter.
Cũng trong tháng 4/2018, cựu Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe bị triệu tập để lấy lời khai về vụ số kim cương trị giá 15 tỷ USD của nước này bị cho là thất thoát do nạn tham nhũng hồi năm 2016. Ảnh: Getty.
Trước đó, hồi tháng 11/2017, Tổng thống Robert Mugabe, 93 tuổi, đã chấp nhận từ chức và chuyển giao quyền lực trong hòa bình sau gần 40 năm cầm quyền. Ảnh: Getty.
Được biết, trong những năm tháng dưới sự lãnh đạo của ông Mugabe, nền kinh tế của Zimbabwe sa sút nghiêm trọng. Từ một trong những đất nước giàu có ở Châu Phi, Zimbabwe trở thành một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Ảnh: newsofthesouth.com.
Ông Nicolas Sarkozy, 63 tuổi, giữ cương vị Tổng thống Pháp từ ngày 16/5/2007 đến 15/5/2012. Giống với tình cảnh của các vị cựu nguyên thủ trên, ông Sarkozy cũng đang lao đao vì dính án tham nhũng. Những vụ bê bối của cựu Tổng thống Sarkozy trong thời gian gần đây đã gây xôn xao dư luận trong nước và quốc tế. Ảnh: Reuters.
Cựu Tổng thống Sarkozy đã bị tạm giam hồi cuối tháng 3/2018 và đối mặt với hàng loạt cáo buộc gồm nhận nhận tiền bất hợp pháp cho chiến dịch tranh cử hồi năm 2007, che giấu các khoản công quỹ của Libya, biển thủ công quỹ Libya và gian lận trong việc tăng mức chi tiêu cho chiến dịch tranh cử năm 2012,... Ảnh: CNN.
Ngày 14/2/2018, ông Jacob Zuma, 76 tuổi, chính thức tuyên bố từ chức Tổng thống Nam Phi theo yêu cầu của Đảng Đại hội Dân tộc Phi sau 8 năm cầm quyền. Ngoài những cáo buộc tham nhũng trong thời gian còn tại vị, cựu Tổng thống Zuma còn bị chỉ trích điều hành kinh tế yếu kém, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức kỷ lục,... Ảnh: africa-online.com.
Đến tháng 3/2018, người phát ngôn Cơ quan công tố quốc gia Luvuyo Mfaku thông báo, ông Zuma sẽ đối mặt với 16 tội danh liên quan đến tham nhũng, lừa đảo và rửa tiền,... Ảnh: CNN.
Mời độc giả xem thêm video: Cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bị kết án 24 năm tù (Nguồn: VTC14)