Trung Quốc đã thể hiện sự lo ngại về việc sự trỗi dậy của IS, lo lắng về các ảnh hưởng mà IS có thể gây ra cho khu vực Tân Cương, có biên giới với Pakistan và Afghanistan.
Nhưng Trung Quốc cũng chưa cho thấy dấu hiệu gì sẽ tham gia vào liên minh do Mỹ dẫn đầu, sử dụng quân đội chống lại nhóm IS.
Có khoảng 300 chiến binh cực đoan người Trung Quốc đang chiến đấu cùng IS, tờ Global Times – tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết hồi tháng 12/2014.
Tờ báo đã dẫn lời một quan chức an ninh giấu tên người Kurd rằng một người Trung Quốc đã “bị bắt, và bắn chết” ở Syria vào cuối tháng 9/2014 sau khi ông ta cảm thấy thất vọng về IS và đang có ý định trở về Thổ Nhĩ Kỳ để tiếp tục học đại học.
|
Nhóm IS đã giết chết 3 chiến binh mang quốc tịch Trung Quốc. Ảnh minh họa
|
“Hai chiến binh người Trung Quốc khác đã bị chặt đầu vào hồi cuối tháng 12/2014 ở Iraq, cùng với 11 người từ 6 nước khác nhau. IS đã cáo buộc họ tạo phản và chạy trốn”, quan chức này cho biết.
IS đã kiểm soát được phía Bắc và phía Đông của Syria cũng như miền Bắc và miền Tây của Iraq, đã giết chết hàng trăm người trên chiến trường kể từ cuối tháng 6/2014, khi chúng tuyên bố thành lập nhà nước Hồi giáo.
Các quan chức Trung Quốc đã đổ lỗi cho những kẻ nổi dây thuộc phong trào người Hồi giáo ở phía Đông Turkestan (ETIM) về các cuộc tấn công ở Tân Cương, nơi có những người Hồi giáo dòng Uighur. Nhưng họ vẫn còn rất mơ hồ về số lượng người Trung Quốc đang chiến đấu ở Trung Đông.
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi không đưa ra bình luận gì trong cuộc họp báo thường kỳ, nhưng nói rằng Trung Quốc phản đối “tất cả những hành động khủng bố”.
“Trung Quốc rất mong muốn làm việc với các tổ chức quốc tế để chống lại các lực lượng khủng bố, bao gồm ETIM, và bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định toàn cầu”, ông Hồng cho biết.
Những nhà hoạt động nhân quyền cho rằng vấn đề liên quan đến kinh tế của người Uighur, vấn đề văn hóa, tôn giáo là nguyên nhân chính gây ra các cuộc bạo lực sắc tộc ở Tân Cương và xung quanh Trung Quốc khiến hàng trăm người thiệt mạng.
Trung Quốc đã chỉ trích chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ về việc cung cấp các trại tị nan cho người Uighur – nói rằng việc đó tạo nên các mối nguy toàn cầu.