Tháp nhọn của nhà thờ nằm trên đỉnh đồi này là một trong số ít những công trình chưa chìm dưới 90 m nước thải và bùn công nghiệp ở làng Geamana, Romania.Đầu thập niên 1970, nơi đây vẫn còn là một khu dân cư xanh tươi, xinh đẹp. Người dân đã di tản khỏi làng khoảng 40 năm trước để nhường chỗ cho hoạt động khai thác mỏ đồng Rosia Poieni.Nhiếp ảnh gia người New Zealand - Amos Chapple - đã tới thị trấn ma này để ghi lại hình ảnh tiêu điều và thảm hại của Geamana.Khoảng 300 gia đình đã nhận tiền đền bù và tản ra sống ở các vùng đất khác của Romania vào năm 1977.Sau khi mỏ đồng mở cửa, nước thải màu đen và xám dâng ngập thung lũng, nhấn chìm các ngôi nhà.Một số khu vực của hồ nước nhân tạo này đã đổi thành màu đỏ do nước mưa ngấm axit chảy ra từ mỏ.Rosia Poieni là mỏ đồng lớn thứ hai châu Âu, với khoảng 500 công nhân làm việc ở đây. Hồ nước nhiều màu phía xa là nơi ngôi làng từng tọa lạc.Khi chính quyền xây dựng con đập để bịt kín thung lũng của Geamana, một dung dịch đặc sệt màu xám bắt đầu xuất hiện khắp đường làng.Các loại bùn và nước thải từ mỏ đã nhấn chìm Geama. Hồ nước tiếp tục dâng cao với tốc độ gần 1 m mỗi năm.Bùn công nghiệp tiếp tục đổ vào thung lũng. Đây là chất thải từ quá trình tách quặng ở hầu hết các mỏ.Khu vực quanh hồ cũng trở nên cằn cỗi, cây cối không sống nổi.Mộ của tổ tiên người dân trong làng bị bỏ lại dù đã có cam kết được di dời.Một người dân còn ở lại đây là bà Ana Prata. Bà đang chăm lo cho nơi mình sẽ an nghỉ cạnh mộ chồng, người qua đời năm 2012.Một trong số 20 người tiếp tục sống ở đây là bà Maria Prata năm nay 70 tuổi.Gần đây, hồ nước này đã thu hút được nhiều sự chú ý của truyền thông. Tuy nhiên, các nhà quản lý không muốn khu mỏ trở nên nổi tiếng.
Tháp nhọn của nhà thờ nằm trên đỉnh đồi này là một trong số ít những công trình chưa chìm dưới 90 m nước thải và bùn công nghiệp ở làng Geamana, Romania.
Đầu thập niên 1970, nơi đây vẫn còn là một khu dân cư xanh tươi, xinh đẹp. Người dân đã di tản khỏi làng khoảng 40 năm trước để nhường chỗ cho hoạt động khai thác mỏ đồng Rosia Poieni.
Nhiếp ảnh gia người New Zealand - Amos Chapple - đã tới thị trấn ma này để ghi lại hình ảnh tiêu điều và thảm hại của Geamana.
Khoảng 300 gia đình đã nhận tiền đền bù và tản ra sống ở các vùng đất khác của Romania vào năm 1977.
Sau khi mỏ đồng mở cửa, nước thải màu đen và xám dâng ngập thung lũng, nhấn chìm các ngôi nhà.
Một số khu vực của hồ nước nhân tạo này đã đổi thành màu đỏ do nước mưa ngấm axit chảy ra từ mỏ.
Rosia Poieni là mỏ đồng lớn thứ hai châu Âu, với khoảng 500 công nhân làm việc ở đây. Hồ nước nhiều màu phía xa là nơi ngôi làng từng tọa lạc.
Khi chính quyền xây dựng con đập để bịt kín thung lũng của Geamana, một dung dịch đặc sệt màu xám bắt đầu xuất hiện khắp đường làng.
Các loại bùn và nước thải từ mỏ đã nhấn chìm Geama. Hồ nước tiếp tục dâng cao với tốc độ gần 1 m mỗi năm.
Bùn công nghiệp tiếp tục đổ vào thung lũng. Đây là chất thải từ quá trình tách quặng ở hầu hết các mỏ.
Khu vực quanh hồ cũng trở nên cằn cỗi, cây cối không sống nổi.
Mộ của tổ tiên người dân trong làng bị bỏ lại dù đã có cam kết được di dời.
Một người dân còn ở lại đây là bà Ana Prata. Bà đang chăm lo cho nơi mình sẽ an nghỉ cạnh mộ chồng, người qua đời năm 2012.
Một trong số 20 người tiếp tục sống ở đây là bà Maria Prata năm nay 70 tuổi.
Gần đây, hồ nước này đã thu hút được nhiều sự chú ý của truyền thông. Tuy nhiên, các nhà quản lý không muốn khu mỏ trở nên nổi tiếng.