Phượng Hoàng Cổ Trấn có tuổi đời hàng trăm năm với nhiều loại hình kiến trúc khác biệt. Nổi bật là Điếu cước lâu, loại nhà sàn cổ giao thoa giữa kiến trúc truyền thống dân tộc Miêu và văn hóa của người Hán. Khác với nhà sàn thường thấy với toàn bộ ngôi nhà được dựng trên cột gỗ, Điếu cước lâu chỉ có một nửa sàn tựa trên các hàng cột chống vào sườn núi hay xuống mặt nước.Thổ lâu là nhà ở của người Khách Gia trong những thung lũng xa xôi tại vùng núi Mân Tây, tỉnh Phúc Kiến. Hơn 20.000 thổ lâu ở đây được coi là "hóa thạch sống" của kiến trúc xây dựng cổ Trung Quốc. Những ngôi nhà này thường có hình khối tròn, vuông và oval. Mỗi thổ lâu có thể xem như ngôi làng nhỏ hay "tiểu vương quốc" của một đại gia đình. Thổ lâu lớn nhất còn lại đến ngày nay có diện tích hơn 10.000 m2, sức chứa tới 800 người hoặc là nơi sinh hoạt cho 80 gia đình.Quý Châu nổi tiếng với những làng quê, hẻm núi và thác nước hùng vĩ, nhưng cũng không thiếu các “khu rừng bê tông” dày đặc. Khu dân cư Long Hi Uyển là ví dụ điển hình với các căn hộ ban công lớn xếp chồng lên nhau trông như mê cung khổng lồ, không lối thoát. Lối kiến trúc cũ độc đáo cùng màu sắc nhộn nhịp đan xen tạo nên ảo ảnh thị giác thú vị cho người xem.Bảo tàng ấm trà được xây dựng tại tỉnh Giang Tô. Tòa nhà này mang đậm dấu ấn văn hóa gốm sứ của địa phương.Nằm ở Nghi Tân (Tứ Xuyên) quê hương của loại rượu Bạch Tửu phổ biến nhất Trung Quốc, tòa nhà kỳ lạ này là trụ sở của công ty Ngũ Lương Dịch. Xây dựng trên mảnh đất rộng hơn 6.200 m2, “bình rượu khổng lồ” có chiều cao 56,2 m với 13 tầng lầu và sức chứa khoảng 300 người.Tọa lạc tại Lang Phường, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Hà Bắc, đại khách sạn Thiên Tử nổi bật và khác biệt hoàn toàn với khu vực xung quanh. Sở hữu thiết kế ngoạn mục, hình ảnh 3 ông thần tài Phúc - Lộc - Thọ khổng lồ “đứng sừng sững giữa phố đông” ở mặt tiền tòa nhà gây ấn tượng ngay lập tức với người nhìn. Kỷ lục Guinness thế giới đã ghi nhận khách sạn Thiên Tử là “tòa nhà tượng hình lớn nhất thế giới” (the biggest image building) vào năm 2011.Bảo tàng Nghệ thuật Trùng Khánh và Trung tâm Nghệ thuật Quốc Thái đều nằm trong tòa nhà màu đỏ có thiết kế ấn tượng này. Lấy cảm hứng từ những đôi đũa, tòa nhà là sự pha trộn của phong cách truyền thống và hiện đại.
Lấy cảm hứng từ hình ảnh ruộng bậc thang truyền thống ở Trung Quốc, tòa chung cư 18 tầng trông như mô hình kim tự tháp siêu thực được tạo ra từ các khối lego xếp chồng lên nhau. Sau khi hoàn thành vào năm 2013, tòa nhà cao 100 m đã trở thành điểm tham quan nổi tiếng. Du khách chiêm ngưỡng công trình đồ sộ này không chỉ cảm thấy thích thú mà còn bị choáng ngợp và chóng mặt với kiến trúc lạ lùng, có một không hai.Công trình là một kiến trúc độc đáo khác nằm ở thị trấn Vũ Tiến, Thường Châu, tỉnh Giang Tô. Trông như đóa sen nở rực rỡ mọc lên từ mặt nước. Bên trong “các cánh sen” là các phòng họp, trung tâm hội nghị, phòng triển lãm và lối vào có thể tìm thấy bên dưới hồ.
Phượng Hoàng Cổ Trấn có tuổi đời hàng trăm năm với nhiều loại hình kiến trúc khác biệt. Nổi bật là Điếu cước lâu, loại nhà sàn cổ giao thoa giữa kiến trúc truyền thống dân tộc Miêu và văn hóa của người Hán. Khác với nhà sàn thường thấy với toàn bộ ngôi nhà được dựng trên cột gỗ, Điếu cước lâu chỉ có một nửa sàn tựa trên các hàng cột chống vào sườn núi hay xuống mặt nước.
Thổ lâu là nhà ở của người Khách Gia trong những thung lũng xa xôi tại vùng núi Mân Tây, tỉnh Phúc Kiến. Hơn 20.000 thổ lâu ở đây được coi là "hóa thạch sống" của kiến trúc xây dựng cổ Trung Quốc. Những ngôi nhà này thường có hình khối tròn, vuông và oval. Mỗi thổ lâu có thể xem như ngôi làng nhỏ hay "tiểu vương quốc" của một đại gia đình. Thổ lâu lớn nhất còn lại đến ngày nay có diện tích hơn 10.000 m2, sức chứa tới 800 người hoặc là nơi sinh hoạt cho 80 gia đình.
Quý Châu nổi tiếng với những làng quê, hẻm núi và thác nước hùng vĩ, nhưng cũng không thiếu các “khu rừng bê tông” dày đặc. Khu dân cư Long Hi Uyển là ví dụ điển hình với các căn hộ ban công lớn xếp chồng lên nhau trông như mê cung khổng lồ, không lối thoát. Lối kiến trúc cũ độc đáo cùng màu sắc nhộn nhịp đan xen tạo nên ảo ảnh thị giác thú vị cho người xem.
Bảo tàng ấm trà được xây dựng tại tỉnh Giang Tô. Tòa nhà này mang đậm dấu ấn văn hóa gốm sứ của địa phương.
Nằm ở Nghi Tân (Tứ Xuyên) quê hương của loại rượu Bạch Tửu phổ biến nhất Trung Quốc, tòa nhà kỳ lạ này là trụ sở của công ty Ngũ Lương Dịch. Xây dựng trên mảnh đất rộng hơn 6.200 m2, “bình rượu khổng lồ” có chiều cao 56,2 m với 13 tầng lầu và sức chứa khoảng 300 người.
Tọa lạc tại Lang Phường, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Hà Bắc, đại khách sạn Thiên Tử nổi bật và khác biệt hoàn toàn với khu vực xung quanh. Sở hữu thiết kế ngoạn mục, hình ảnh 3 ông thần tài Phúc - Lộc - Thọ khổng lồ “đứng sừng sững giữa phố đông” ở mặt tiền tòa nhà gây ấn tượng ngay lập tức với người nhìn. Kỷ lục Guinness thế giới đã ghi nhận khách sạn Thiên Tử là “tòa nhà tượng hình lớn nhất thế giới” (the biggest image building) vào năm 2011.
Bảo tàng Nghệ thuật Trùng Khánh và Trung tâm Nghệ thuật Quốc Thái đều nằm trong tòa nhà màu đỏ có thiết kế ấn tượng này. Lấy cảm hứng từ những đôi đũa, tòa nhà là sự pha trộn của phong cách truyền thống và hiện đại.
Lấy cảm hứng từ hình ảnh ruộng bậc thang truyền thống ở Trung Quốc, tòa chung cư 18 tầng trông như mô hình kim tự tháp siêu thực được tạo ra từ các khối lego xếp chồng lên nhau. Sau khi hoàn thành vào năm 2013, tòa nhà cao 100 m đã trở thành điểm tham quan nổi tiếng. Du khách chiêm ngưỡng công trình đồ sộ này không chỉ cảm thấy thích thú mà còn bị choáng ngợp và chóng mặt với kiến trúc lạ lùng, có một không hai.
Công trình là một kiến trúc độc đáo khác nằm ở thị trấn Vũ Tiến, Thường Châu, tỉnh Giang Tô. Trông như đóa sen nở rực rỡ mọc lên từ mặt nước. Bên trong “các cánh sen” là các phòng họp, trung tâm hội nghị, phòng triển lãm và lối vào có thể tìm thấy bên dưới hồ.