Theo Daily Mail, bộ tộc Chin chiếm khoảng 2% dân số của Myanmar, sinh sống ở miền núi cao, hẻo lánh thuộc bang Mrauk U in Rakhin và bang Chin, phía tây Myanmar. Thời xưa, những người phụ nữ lớn tuổi của bộ tộc Chin, Magan và Muun ở phía tây nam Myanmar coi tục lệ xăm mặt như là một biểu tượng của vẻ đẹp. (Ảnh: Eric Lattorgue, DM)Trong một thiên niên kỷ, phụ nữ bộ tộc Chin nổi tiếng với nhiều hình xăm trên mặt và được gọi là “người mặt hổ”.Mỗi hình xăm trên khuôn mặt đều mang một biểu tượng riêng.Hình xăm trên khuôn mặt của phụ nữ bộ tộc Chin không nổi bật bằng hình xăm của phụ nữ tộc Muun và Magan.Phụ nữ dân tộc Chin có hình xăm nhỏ và tinh tế hơn. Mực xăm được tạo nên từ hỗn hợp mỡ lợn, mật bò và một số loài cây ở địa phương.Theo truyền thuyết của bộ tộc Chin, phong tục kỳ lạ này bắt nguồn từ thế kỷ thứ 11 khi các thiếu nữ xăm mặt để tránh bị vua chúa bắt về làm vợ.Từ đó, các gia đình người Chin, khi con gái lên 11 - 15 tuổi thì buộc phải xăm lên mặt, một cách để che giấu dung nhan, tránh bị bắt cóc.Trong thiên niên kỷ qua, truyền thống này được duy trì và những hình xăm trở thành một phần quan trọng trong bản sắc của phụ nữ Chin.Nhiều người đàn ông coi những hình xăm là một dấu hiệu của vẻ đẹp và từ chối kết hôn với những phụ nữ chưa được xăm mặt trong bộ tộc.Ngoài việc trở thành tập tục gắn với quan niệm thẩm mỹ của tộc người, phụ nữ Chin xăm mặt để được thần linh bảo vệ chứ không phải tự làm xấu mình như câu chuyện trong truyền thuyết.Không chỉ có hình xăm trên mặt, hầu hết những người phụ nữ lớn tuổi ở đây đều sở hữu một chiếc tẩu trên tay.Cuộc sống của họ nơi đây chỉ xoay quanh việc lấy nước và thực phẩm.Ngày nay, thế hệ trẻ không còn thực hiện phong tục này do chính quyền địa phương đã ra lệnh cấm và phạt nặng.>>> Mời độc giả xem thêm video: Kỳ lạ bộ tộc không có đàn ông, phụ nữ sinh con theo cách lạ
Theo Daily Mail, bộ tộc Chin chiếm khoảng 2% dân số của Myanmar, sinh sống ở miền núi cao, hẻo lánh thuộc bang Mrauk U in Rakhin và bang Chin, phía tây Myanmar. Thời xưa, những người phụ nữ lớn tuổi của bộ tộc Chin, Magan và Muun ở phía tây nam Myanmar coi tục lệ xăm mặt như là một biểu tượng của vẻ đẹp. (Ảnh: Eric Lattorgue, DM)
Trong một thiên niên kỷ, phụ nữ bộ tộc Chin nổi tiếng với nhiều hình xăm trên mặt và được gọi là “người mặt hổ”.
Mỗi hình xăm trên khuôn mặt đều mang một biểu tượng riêng.
Hình xăm trên khuôn mặt của phụ nữ bộ tộc Chin không nổi bật bằng hình xăm của phụ nữ tộc Muun và Magan.
Phụ nữ dân tộc Chin có hình xăm nhỏ và tinh tế hơn. Mực xăm được tạo nên từ hỗn hợp mỡ lợn, mật bò và một số loài cây ở địa phương.
Theo truyền thuyết của bộ tộc Chin, phong tục kỳ lạ này bắt nguồn từ thế kỷ thứ 11 khi các thiếu nữ xăm mặt để tránh bị vua chúa bắt về làm vợ.
Từ đó, các gia đình người Chin, khi con gái lên 11 - 15 tuổi thì buộc phải xăm lên mặt, một cách để che giấu dung nhan, tránh bị bắt cóc.
Trong thiên niên kỷ qua, truyền thống này được duy trì và những hình xăm trở thành một phần quan trọng trong bản sắc của phụ nữ Chin.
Nhiều người đàn ông coi những hình xăm là một dấu hiệu của vẻ đẹp và từ chối kết hôn với những phụ nữ chưa được xăm mặt trong bộ tộc.
Ngoài việc trở thành tập tục gắn với quan niệm thẩm mỹ của tộc người, phụ nữ Chin xăm mặt để được thần linh bảo vệ chứ không phải tự làm xấu mình như câu chuyện trong truyền thuyết.
Không chỉ có hình xăm trên mặt, hầu hết những người phụ nữ lớn tuổi ở đây đều sở hữu một chiếc tẩu trên tay.
Cuộc sống của họ nơi đây chỉ xoay quanh việc lấy nước và thực phẩm.
Ngày nay, thế hệ trẻ không còn thực hiện phong tục này do chính quyền địa phương đã ra lệnh cấm và phạt nặng.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Kỳ lạ bộ tộc không có đàn ông, phụ nữ sinh con theo cách lạ