Theo trang Theo Guardian (Anh), anh Jhonatan Acosta, 30 tuổi, đã đi săn cùng 4 người bạn trong rừng nhiệt đới Amazon, nhưng không may anhđã bị lạc nhóm vào ngày 25/1.
“Biết về kỹ năng sinh tồn đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Tôi đã phải ăn côn trùng, ăn giun và uống nước tiểu của chính mình để duy trì sự sống. Tôi còn bị động vật tấn công”, anh nói khi trả lời phỏng vấn trên kênh Unitel TV ngày 28/2.
Gia đình Acosta thông báo anh mất tích vào cuối tháng 1. Hơn một tháng sau, ngày 25/2, đội tìm kiếm và cứu hộ đã tìm thấy anh.
Acosta kể lại rằng trời đã đổ mưa trong một nửa thời gian anh bị lạc. Anh phải sử dụng ủng cao su của mình để hứng nước mưa. Nhưng những khi trời không có mưa, anh phải uống nước tiểu của mình.
“Tôi đã cầu xin Chúa làm mưa. Nếu trời không mưa, tôi đã không thể sống sót”, Acosta nói.
Người đàn ông cũng kể lại rằng anh bị mất phương hướng, đi bộ khoảng 40 km để tìm dấu vết người sinh sống, nhưng sau đó phát hiện mình đang đi vòng quanh. Acosta đã sụt 17 kg, bị trật mắt cá chân trong hành trình này.
Khi được đoàn tụ cùng gia đình, Acosta bày tỏ: “Tôi rất hạnh phúc, vô cùng biết ơn”.
Chị gái của Acosta, Miladde Acosta, nói với Unitel TV rằng em trai đã phải đối mặt với nhiều loài động vật hoang dã nguy hiểm – một con lợn rừng và một con hổ ẩn nấp gần đó.
Theo truyền thông, nếu được xác nhận, Acosta có thể trở thành một trong những người sống sót trong khoảng thời gian dài nhất sau khi bị lạc trong rừng Amazon.
Một trường hợp đi lạc trong rừng Amazon tại Bolivia là Yossi Ghinsberg -nhà thám hiểm người Israelsống sót sau 3tuần trong rừng năm 1981.
Tại Brazil, phi công Antonio Sena từng sống sót 38 ngày trong rừng Amazon sau khi hạ cánh khẩn cấp năm 2021.
Năm 2022, hai anh em 7 tuổi và 9 tuổi cũng đã được giải cứu sau 25 ngày đi lạc trong rừng nhiệt đới Amazon tại Brazil.