Giữa trời nước mênh mông của Biển Hồ (Campuchia), ngôi chùa vàng rực màu vàng đặc trưng nơi cửa Phật như một điểm nhấn giữa những ngôi nhà nổi của cộng đồng người Việt sinh sống tại ấp 7, xã Chongkhơnia (huyện Siêm Riệp, tỉnh Siêm Riệp). Nơi đây không chỉ là điểm tựa tinh thần cho người Việt theo Phật giáo Bắc tông, mà còn là “điểm đến” cho nhiều du khách khi tới hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á. Tên đầy đủ của ngôi chùa là Chùa Vàng. Và đúng như danh xưng của nó, Chùa Vàng rực rỡ sắc vàng cả bên trong lẫn bên ngoài. Ngoài việc sử dụng màu vàng để tô, sơn cột, kèo vách và mái lợp... có thể hút hút du khách từ rất xa ngay cái nhìn đầu tiên, bên trong bày trí, thờ cúng nhiều tượng, cốt Phật và các vị Bồ tát... cũng màu vàng.Và cũng như bao ngôi nhà của người Việt trên Biển Hồ, Chùa Vàng “ngự” trên mặt sông nhờ hệ thống phao. Vì vậy, tuy không có được quy mô hoành tráng, và thiếu hẳn nét sắc xảo về mỹ thuật, thiết kế nội thất so với nhiều ngôi chùa Bắc tông chốn quê nhà và chỉ mới hình thành cách đây mới hơn 3 năm, nhưng Chùa Vàng lại sở hữu sự độc đáo “có một không hai”: Đó là ngôi chùa “nổi” trên mặt nước.Điều này lại mang đến cho Chùa Vàng sự lạ mắt và hấp dẫn: Chùa không chỉ có thể bồng bềnh theo nhịp con sóng, và chao nghiêng mỗi khi ngọn gió ùa đến... mà còn dễ dàng di dời theo con nước lên xuống của mặt hồ vốn có sự dao động lên đến cả chục mét nước giữa hai mùa mưa - nắng. Nói cách khác, đó là ngôi chùa di động theo mùa. Vì vậy, vượt qua cả mong muốn tạo ra điểm sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng cho người Việt tha hương của sư Tạng Minh (TP.HCM), ngày nay Chùa Vàng còn là điểm đến của nhiều du khách tham quan Biển Hồ.Đây còn là điểm tiếp nhận cứu trợ, hỗ trợ của các đoàn từ thiện, nhân đạo, du khách... Trong ảnh: Ông Nguyễn Văn Niêu - quản tự, kiêm quản lý danh sách hộ nghèo, hộ cần hỗ trợ.Trên chùa còn trồng cây cảnh, cùng dập dìu với sóng nước Biển Hồ. Thậm chí, nhà chùa tạo hình thành bè riêng cho cây xanh.
Giữa trời nước mênh mông của Biển Hồ (Campuchia), ngôi chùa vàng rực màu vàng đặc trưng nơi cửa Phật như một điểm nhấn giữa những ngôi nhà nổi của cộng đồng người Việt sinh sống tại ấp 7, xã Chongkhơnia (huyện Siêm Riệp, tỉnh Siêm Riệp). Nơi đây không chỉ là điểm tựa tinh thần cho người Việt theo Phật giáo Bắc tông, mà còn là “điểm đến” cho nhiều du khách khi tới hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á.
Tên đầy đủ của ngôi chùa là Chùa Vàng. Và đúng như danh xưng của nó, Chùa Vàng rực rỡ sắc vàng cả bên trong lẫn bên ngoài. Ngoài việc sử dụng màu vàng để tô, sơn cột, kèo vách và mái lợp... có thể hút hút du khách từ rất xa ngay cái nhìn đầu tiên, bên trong bày trí, thờ cúng nhiều tượng, cốt Phật và các vị Bồ tát... cũng màu vàng.
Và cũng như bao ngôi nhà của người Việt trên Biển Hồ, Chùa Vàng “ngự” trên mặt sông nhờ hệ thống phao.
Vì vậy, tuy không có được quy mô hoành tráng, và thiếu hẳn nét sắc xảo về mỹ thuật, thiết kế nội thất so với nhiều ngôi chùa Bắc tông chốn quê nhà và chỉ mới hình thành cách đây mới hơn 3 năm, nhưng Chùa Vàng lại sở hữu sự độc đáo “có một không hai”: Đó là ngôi chùa “nổi” trên mặt nước.
Điều này lại mang đến cho Chùa Vàng sự lạ mắt và hấp dẫn: Chùa không chỉ có thể bồng bềnh theo nhịp con sóng, và chao nghiêng mỗi khi ngọn gió ùa đến... mà còn dễ dàng di dời theo con nước lên xuống của mặt hồ vốn có sự dao động lên đến cả chục mét nước giữa hai mùa mưa - nắng. Nói cách khác, đó là ngôi chùa di động theo mùa.
Vì vậy, vượt qua cả mong muốn tạo ra điểm sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng cho người Việt tha hương của sư Tạng Minh (TP.HCM), ngày nay Chùa Vàng còn là điểm đến của nhiều du khách tham quan Biển Hồ.
Đây còn là điểm tiếp nhận cứu trợ, hỗ trợ của các đoàn từ thiện, nhân đạo, du khách... Trong ảnh: Ông Nguyễn Văn Niêu - quản tự, kiêm quản lý danh sách hộ nghèo, hộ cần hỗ trợ.
Trên chùa còn trồng cây cảnh, cùng dập dìu với sóng nước Biển Hồ.
Thậm chí, nhà chùa tạo hình thành bè riêng cho cây xanh.