Với lịch sử thành lập hơn 807 tuổi, trải rộng trên diện tích lên tới 36,6 hecta; Đại học Cambridge hiện là viện đại học nói tiếng Anh lâu đời thứ hai trên thế giới, sau Đại học Oxford và là viện đại học lâu đời thứ tư trên thế giới hiện còn đang hoạt động. Bề dày đó đủ để mang tới vô vàn điều thú vị về ngôi trường này.Điều thú vị là sự ra đời của ĐH Cambridge có gắn liền với ĐH Oxford. Năm 1209, cũng được tính là năm ra đời của Cambridge, một nhóm các học giả của ĐH Oxford gặp rắc rối với cư dân địa phương nên đã chuyển tới Cambridge sống và tiếp tục giảng dạy. Điều này dẫn tới việc hai ngôi trường đại học nổi tiếng hàng đầu vẫn được gọi chung là “Oxbridge”.Là sự gộp lại của 31 trường đại học thành viên và hơn 100 khoa học thuật, theo Business Insider, ĐH Cambridge thường xuyên duy trì con số hơn 16.000 hồ sơ xin nhập học song chỉ 20% trong số đó may mắn và đủ tài năng để có thể được nhận học tại đây.Tuy nhiên bạn sẽ không bao giờ phải hối hận khi được vào học tại ngôi trường này. Những hình ảnh về cuộc sống vương giả của sinh viên ĐH Cambridge luôn khiến giới trẻ phải “ghen tỵ”.Không ngoa khi cho rằng, Cambridge là một trong những ngôi trường đại học đẹp nhất thế giới. Đây là không gian của viện bảo tàng nghệ thuật, văn hóa, vườn bách thảo, ngay cả một con kênh nhỏ chạy quanh trường cũng giúp cho Cambridge từng trở thành trường quay của nhiều bộ phim điện ảnh.Nơi đây cũng chính là trường học của những học giả nổi tiếng như Charles Darwin, Isaac Newton hay Stephen Hawking. Chính nhà Toán học nổi tiếng Newton là chủ nhận của công trình thú vị mang tên “Bridges in Mathematics”, hay là Cây cầu Toán học. Cây cầu được xây dựng bằng trọng lực mà không cần đến một cây đinh hay ốc vít. Điều đáng tiếc là các sinh viên vì tò mò nên đã từng tháo rời cây cầu để tìm hiểu nguyên lí bên trong, tuy nhiên không thể đưa cây cầu trở về trạng thái ban đầu được.Thư viện nguy nga, tráng lệ và chứa hàng triệu đầu sách quý tại ĐH CambridgePhòng ăn chung của sinh viên Đại học Cambridge. Tuy nhiên bạn có thể tự nấu cho mình.Bạn có thể học ở bất kì đâu, ví như cạnh đài phun nước như cô sinh viên Shani Wijetilaka – người chia sẻ bức ảnh này.Khuôn viên khoa Pháp luật tại ĐH Cambridge.Một buổi họp của các giảng viên trong trường Cambridge.Không gian sinh hoạt ngoài trời của sinh viên.Phòng tranh luận dành cho sinh viên, cũng là nơi được đặt ra theo nguyên mẫu quốc hội Anh, khi hai phe đối lập đối mặt và tranh luận với nhau.Phòng ở của mỗi sinh viên được dán biển tên riêng và có bảng chỉ dẫn sơ đồ dưới tầng 1.Không gian sinh hoạt, học tập đơn giản và ấm cúng của 1 sinh viên Cambridge.
Với lịch sử thành lập hơn 807 tuổi, trải rộng trên diện tích lên tới 36,6 hecta; Đại học Cambridge hiện là viện đại học nói tiếng Anh lâu đời thứ hai trên thế giới, sau Đại học Oxford và là viện đại học lâu đời thứ tư trên thế giới hiện còn đang hoạt động. Bề dày đó đủ để mang tới vô vàn điều thú vị về ngôi trường này.
Điều thú vị là sự ra đời của ĐH Cambridge có gắn liền với ĐH Oxford. Năm 1209, cũng được tính là năm ra đời của Cambridge, một nhóm các học giả của ĐH Oxford gặp rắc rối với cư dân địa phương nên đã chuyển tới Cambridge sống và tiếp tục giảng dạy. Điều này dẫn tới việc hai ngôi trường đại học nổi tiếng hàng đầu vẫn được gọi chung là “Oxbridge”.
Là sự gộp lại của 31 trường đại học thành viên và hơn 100 khoa học thuật, theo Business Insider, ĐH Cambridge thường xuyên duy trì con số hơn 16.000 hồ sơ xin nhập học song chỉ 20% trong số đó may mắn và đủ tài năng để có thể được nhận học tại đây.
Tuy nhiên bạn sẽ không bao giờ phải hối hận khi được vào học tại ngôi trường này. Những hình ảnh về cuộc sống vương giả của sinh viên ĐH Cambridge luôn khiến giới trẻ phải “ghen tỵ”.
Không ngoa khi cho rằng, Cambridge là một trong những ngôi trường đại học đẹp nhất thế giới. Đây là không gian của viện bảo tàng nghệ thuật, văn hóa, vườn bách thảo, ngay cả một con kênh nhỏ chạy quanh trường cũng giúp cho Cambridge từng trở thành trường quay của nhiều bộ phim điện ảnh.
Nơi đây cũng chính là trường học của những học giả nổi tiếng như Charles Darwin, Isaac Newton hay Stephen Hawking. Chính nhà Toán học nổi tiếng Newton là chủ nhận của công trình thú vị mang tên “Bridges in Mathematics”, hay là Cây cầu Toán học. Cây cầu được xây dựng bằng trọng lực mà không cần đến một cây đinh hay ốc vít. Điều đáng tiếc là các sinh viên vì tò mò nên đã từng tháo rời cây cầu để tìm hiểu nguyên lí bên trong, tuy nhiên không thể đưa cây cầu trở về trạng thái ban đầu được.
Thư viện nguy nga, tráng lệ và chứa hàng triệu đầu sách quý tại ĐH Cambridge
Phòng ăn chung của sinh viên Đại học Cambridge. Tuy nhiên bạn có thể tự nấu cho mình.
Bạn có thể học ở bất kì đâu, ví như cạnh đài phun nước như cô sinh viên Shani Wijetilaka – người chia sẻ bức ảnh này.
Khuôn viên khoa Pháp luật tại ĐH Cambridge.
Một buổi họp của các giảng viên trong trường Cambridge.
Không gian sinh hoạt ngoài trời của sinh viên.
Phòng tranh luận dành cho sinh viên, cũng là nơi được đặt ra theo nguyên mẫu quốc hội Anh, khi hai phe đối lập đối mặt và tranh luận với nhau.
Phòng ở của mỗi sinh viên được dán biển tên riêng và có bảng chỉ dẫn sơ đồ dưới tầng 1.
Không gian sinh hoạt, học tập đơn giản và ấm cúng của 1 sinh viên Cambridge.