1. Tàu hỏa chạy xuyên qua chung cư, Trung Quốc
Trung Khánh là một trong những thành phố có số dân đông nhất Trung Quốc và mật độ xây dựng cao, nên các kiến trúc sư và nhà quy hoạch đã có sáng kiến xây dựng đường ray tàu hỏa chạy qua tòa nhà chung cư 19 tầng để tiết kiệm không gian.2. Đường sắt trong phố cổ Hà Nội
Phần lớn đường sắt trên thế giới đều có hành lang rộng ngăn cách với khu dân cư, nhưng phố cổ Hà Nội là trường hợp đặc biệt. Tại đây, người dân sinh sống và làm việc dọc đường ray tàu hỏa. Các ngôi nhà chỉ tạm thời đóng cửa khi đoàn tàu chạy qua và mọi hoạt động trở lại bình thường ngay sau đó.3. Đường hầm tàu hỏa dài nhất thế giới ở Thụy Sĩ
Đường hầm tàu hỏa dài nhất và sâu nhất thế giới chính thức mở cửa tại Thụy Sĩ và năm 2016, sau thời gian xây dựng kéo dài gần 1 thập kỷ. Đường hầm dài 57km chạy qua núi Alps, giúp kết nối phía bắc và nam châu Âu.4. Tàu hỏa chạy qua đường băng sân bay ở New Zealand
Sân bay Gisborne nằm ở ngoại ô thành phố Gisborne, New Zealand. Đây là một trong số rất ít sân bay trên thế giới có đường ray tàu hỏa chạy ngang qua đường băng. Tàu hỏa phải chờ thông báo chỉ dẫn từ trạm kiểm soát không lưu trước khi di chuyển qua đường băng.5. Đường ray tàu hỏa hình xoắn ốc ở Thụy Sĩ
Brusio là đường ray đơn chạy qua cây cầu cạn hình xoắn ốc ở Graubünden, Thụy Sĩ. Giống như các đường ray hình xoắn ốc khác, nó được xây dựng để cho phép tàu chuyển độ cao trong đoạn đường tương đối ngắn. Đoạn đường hình xoắn ốc này dài 110m và nghiêng 7%.6. Tuyến đường sắt vượt biển ở Đức
Hindenburgdamm là tuyến đường sắt vượt biển dài 11 km, nối đảo Sylt với đất liền tại Schleswig-Holstein, Đức. Trước khi tuyến đường này được đưa vào sử dụng năm 1927, việc di chuyển ra đảo phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thủy triều, thời tiết,… Ngày nay, hơn 100 chuyến tàu di chuyển qua tuyến đường này hằng ngày.7. Dự án đường sắt nối Trung Quốc với Mỹ
Trung Quốc dự định xây dựng tuyến đường sắt dài 13.000 km dài cho tàu cao tốc kết nối với Mỹ qua lãnh thổ Nga và đường hầm dưới Thái Bình Dương. Khi tuyến đường hoàn thành, tàu cao tốc có thể chạy với tốc độ 350 km/giờ giúp hành khách di chuyển từ Trung Quốc tới Mỹ trong vòng chưa tới 2 ngày.8. Tàu hỏa chạy xuyên qua núi ở Mỹ
Khi tuyến đường sắt qua Auburn thuộc bang California, Mỹ, hoàn thành vào năm 1864, nó đã được ca ngợi là “kỳ quan thứ 8 của thế giới”. Công trình này được xây dựng vượt qua vô số trở ngại, những ngọn núi không thể phá dỡ, khe sâu, hẻm đá hay các vùng đồng bằng cằn cỗi, là minh chứng cho sức mạnh và quyết tâm của hàng nghìn công nhân tạo ra tuyến đường này.
1. Tàu hỏa chạy xuyên qua chung cư, Trung Quốc
Trung Khánh là một trong những thành phố có số dân đông nhất Trung Quốc và mật độ xây dựng cao, nên các kiến trúc sư và nhà quy hoạch đã có sáng kiến xây dựng đường ray tàu hỏa chạy qua tòa nhà chung cư 19 tầng để tiết kiệm không gian.
2. Đường sắt trong phố cổ Hà Nội
Phần lớn đường sắt trên thế giới đều có hành lang rộng ngăn cách với khu dân cư, nhưng phố cổ Hà Nội là trường hợp đặc biệt. Tại đây, người dân sinh sống và làm việc dọc đường ray tàu hỏa. Các ngôi nhà chỉ tạm thời đóng cửa khi đoàn tàu chạy qua và mọi hoạt động trở lại bình thường ngay sau đó.
3. Đường hầm tàu hỏa dài nhất thế giới ở Thụy Sĩ
Đường hầm tàu hỏa dài nhất và sâu nhất thế giới chính thức mở cửa tại Thụy Sĩ và năm 2016, sau thời gian xây dựng kéo dài gần 1 thập kỷ. Đường hầm dài 57km chạy qua núi Alps, giúp kết nối phía bắc và nam châu Âu.
4. Tàu hỏa chạy qua đường băng sân bay ở New Zealand
Sân bay Gisborne nằm ở ngoại ô thành phố Gisborne, New Zealand. Đây là một trong số rất ít sân bay trên thế giới có đường ray tàu hỏa chạy ngang qua đường băng. Tàu hỏa phải chờ thông báo chỉ dẫn từ trạm kiểm soát không lưu trước khi di chuyển qua đường băng.
5. Đường ray tàu hỏa hình xoắn ốc ở Thụy Sĩ
Brusio là đường ray đơn chạy qua cây cầu cạn hình xoắn ốc ở Graubünden, Thụy Sĩ. Giống như các đường ray hình xoắn ốc khác, nó được xây dựng để cho phép tàu chuyển độ cao trong đoạn đường tương đối ngắn. Đoạn đường hình xoắn ốc này dài 110m và nghiêng 7%.
6. Tuyến đường sắt vượt biển ở Đức
Hindenburgdamm là tuyến đường sắt vượt biển dài 11 km, nối đảo Sylt với đất liền tại Schleswig-Holstein, Đức. Trước khi tuyến đường này được đưa vào sử dụng năm 1927, việc di chuyển ra đảo phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thủy triều, thời tiết,… Ngày nay, hơn 100 chuyến tàu di chuyển qua tuyến đường này hằng ngày.
7. Dự án đường sắt nối Trung Quốc với Mỹ
Trung Quốc dự định xây dựng tuyến đường sắt dài 13.000 km dài cho tàu cao tốc kết nối với Mỹ qua lãnh thổ Nga và đường hầm dưới Thái Bình Dương. Khi tuyến đường hoàn thành, tàu cao tốc có thể chạy với tốc độ 350 km/giờ giúp hành khách di chuyển từ Trung Quốc tới Mỹ trong vòng chưa tới 2 ngày.
8. Tàu hỏa chạy xuyên qua núi ở Mỹ
Khi tuyến đường sắt qua Auburn thuộc bang California, Mỹ, hoàn thành vào năm 1864, nó đã được ca ngợi là “kỳ quan thứ 8 của thế giới”. Công trình này được xây dựng vượt qua vô số trở ngại, những ngọn núi không thể phá dỡ, khe sâu, hẻm đá hay các vùng đồng bằng cằn cỗi, là minh chứng cho sức mạnh và quyết tâm của hàng nghìn công nhân tạo ra tuyến đường này.