Cũng như ở Việt Nam và hầu hết học sinh trên toàn thế giới, ngày tạm biệt ngôi trường thân yêu của học sinh Nga từ rất lâu đã trờ thành một ngày lễ truyền thống lớn, được các trường phổ thông trên toàn nước Nga tổ chức vào một trong những ngày tháng 5, trước kỳ thi tốt nghiệp của học sinh cuối cấp. Ảnh: Bộ Giáo dục Liên bang Nga.“Tiếng chuông cuối cùng” được vang lên khi giờ học cuối cùng kết thúc, và kỳ thi chưa bắt đầu, sự kiện này được coi như lời tạm biệt chính thức của các học sinh cuối cấp với ngôi trường mà mình theo học. Ảnh: Darya Parashenko/ 93.RU.Truyền thống này bắt nguồn từ những năm sau Chiến tranh, và đã trở thành một phần của nền giáo dục Nga. “Tiếng chuông cuối cùng” không chỉ dành cho học sinh lớp 11, mà còn mở rộng cho học sinh lớp 9, và thậm chí cả lớp 4 trước khi các em chuyển sang cấp học mới. Ảnh: Darya Parashenko/ 93.RUNăm học này, Bộ Giáo dục và Khoa học khuyến nghị tổ chức sự kiện này vào ngày 24-25.5. Thông thường, “Tiếng chuông cuối cùng” diễn ra theo hình thức trực tiếp. Tại một số khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai, “Tiếng chuông cuối cùng” năm nay được tổ chức trực tuyến, hoặc dời lịch sang tháng Sáu. Ảnh: vitebsk.biz.Trong ngày này, các nữ sinh thường sẽ mặc váy đồng phục của trường với dải lụa đỏ trên vai, nam sinh sẽ chọn cho mình những bộ vest cổ điển. Ảnh: vitebsk.biz.Buổi lễ thường diễn ra với các hoạt động như lễ tổng duyệt, các phần biểu diễn, giao lưu và chia tay. Ảnh: Victoria Dudina.Điểm nhấn của “Tiếng chuông cuối cùng” là màn gặp gỡ giữa các thế hệ học sinh, từ các học sinh năm đầu đến đến những học sinh tốt nghiệp, điều này thể hiện sự liên kết và thừa kế giữa các thế hệ. Ảnh: Maxim Bogodvid/ RIA Novosti.Nội dung buổi lễ tuỳ thuộc vào từng trường, nhưng phần không thể thiếu trong “Tiếng chuông cuối cùng” là buổi lễ trang trọng với sự tham gia của khách mời, ban giám hiệu, phụ huynh học sinh, phát biểu của các học sinh năm đầu cấp và lời chúc từ các học sinh tốt nghiệp. Ảnh: Alexander Kryazhev.
Tiết mục không thể thiếu của “Tiếng chuông cuối cùng” - Hàng nghi lễ. Ảnh: Ilya Naimushin/Ria Novosti.
“Tiếng chuông cuối cùng” thường kết thúc bằng các tiết mục vũ điệu sôi động, thả bóng bay hay các hoạt động vui chơi khác. Ảnh: Bobruisk.ru.Sau buổi lễ này, các học sinh lớp 11 sẽ chuẩn bị cho kỳ thi quốc gia chung và điểm xét tuyển cho cấp học tới. Ảnh: Vladimir Velengurin.
Cũng như ở Việt Nam và hầu hết học sinh trên toàn thế giới, ngày tạm biệt ngôi trường thân yêu của học sinh Nga từ rất lâu đã trờ thành một ngày lễ truyền thống lớn, được các trường phổ thông trên toàn nước Nga tổ chức vào một trong những ngày tháng 5, trước kỳ thi tốt nghiệp của học sinh cuối cấp. Ảnh: Bộ Giáo dục Liên bang Nga.
“Tiếng chuông cuối cùng” được vang lên khi giờ học cuối cùng kết thúc, và kỳ thi chưa bắt đầu, sự kiện này được coi như lời tạm biệt chính thức của các học sinh cuối cấp với ngôi trường mà mình theo học. Ảnh: Darya Parashenko/ 93.RU.
Truyền thống này bắt nguồn từ những năm sau Chiến tranh, và đã trở thành một phần của nền giáo dục Nga. “Tiếng chuông cuối cùng” không chỉ dành cho học sinh lớp 11, mà còn mở rộng cho học sinh lớp 9, và thậm chí cả lớp 4 trước khi các em chuyển sang cấp học mới. Ảnh: Darya Parashenko/ 93.RU
Năm học này, Bộ Giáo dục và Khoa học khuyến nghị tổ chức sự kiện này vào ngày 24-25.5. Thông thường, “Tiếng chuông cuối cùng” diễn ra theo hình thức trực tiếp. Tại một số khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai, “Tiếng chuông cuối cùng” năm nay được tổ chức trực tuyến, hoặc dời lịch sang tháng Sáu. Ảnh: vitebsk.biz.
Trong ngày này, các nữ sinh thường sẽ mặc váy đồng phục của trường với dải lụa đỏ trên vai, nam sinh sẽ chọn cho mình những bộ vest cổ điển. Ảnh: vitebsk.biz.
Buổi lễ thường diễn ra với các hoạt động như lễ tổng duyệt, các phần biểu diễn, giao lưu và chia tay. Ảnh: Victoria Dudina.
Điểm nhấn của “Tiếng chuông cuối cùng” là màn gặp gỡ giữa các thế hệ học sinh, từ các học sinh năm đầu đến đến những học sinh tốt nghiệp, điều này thể hiện sự liên kết và thừa kế giữa các thế hệ. Ảnh: Maxim Bogodvid/ RIA Novosti.
Nội dung buổi lễ tuỳ thuộc vào từng trường, nhưng phần không thể thiếu trong “Tiếng chuông cuối cùng” là buổi lễ trang trọng với sự tham gia của khách mời, ban giám hiệu, phụ huynh học sinh, phát biểu của các học sinh năm đầu cấp và lời chúc từ các học sinh tốt nghiệp. Ảnh: Alexander Kryazhev.
Tiết mục không thể thiếu của “Tiếng chuông cuối cùng” - Hàng nghi lễ. Ảnh: Ilya Naimushin/Ria Novosti.
“Tiếng chuông cuối cùng” thường kết thúc bằng các tiết mục vũ điệu sôi động, thả bóng bay hay các hoạt động vui chơi khác. Ảnh: Bobruisk.ru.
Sau buổi lễ này, các học sinh lớp 11 sẽ chuẩn bị cho kỳ thi quốc gia chung và điểm xét tuyển cho cấp học tới. Ảnh: Vladimir Velengurin.