Theo Al Jazeera, trên bãi biển ở vịnh Hann của Dakar (Senegal), một công nhân đang cố gắng dọn bãi rác khổng lồ bốc mùi. Cách đó vài mét, một đường ống dẫn hỗn hợp nước thải sinh hoạt và nhà máy ô nhiễm đổ vào Đại Tây Dương. (Nguồn ảnh: AJ)
Từng được coi là một trong những vịnh nhỏ đẹp nhất ở châu Phi, thiên dường du lịch, dải cát mịn trước đây dài khoảng 20 km, tiếp giáp với cảng Dakar, này nay trở thành bãi rác cho dân số ngày càng tăng và ngành công nghiệp ngày càng mở rộng.Hầu hết ngành công nghiệp sản xuất của Senegal nằm dọc vịnh Hann và thải chất thải trực tiếp vào đó. Ô nhiễm đại dương đang ở mức đáng lo ngại.Chính quyền đã hứa sẽ làm sạch khu vực này trong hơn 20 năm. Nhưng một dự án được triển khai năm 2018 sau đó đã bị đình trệ.Cơ quan Vệ sinh Quốc gia (ONAS) mới đây thông báo nối lại hoạt động làm sạch vịnh Hann. Người dân địa phương mong muốn sẽ có một sự thay đổi thực sự."Chúng tôi đã được thông báo trong nhiều năm rằng có một dự án (làm sạch) nhưng không có gì thay đổi. Tôi không còn tin vào điều đó nữa”, Daouda Kane, 45 tuổi, ngồi bên bờ biển, nói.Amidou Sonko, chuyên gia hàng hải của Viện Nghiên cứu và Phát triển Pháp (IRD), xác nhận khu vực này có “độc tính cao”.Các phân tích của ông cho thấy nồng độ vi khuẩn E coli cao hơn giới hạn cho phép từ 13 đến 100 lần và sự hiện diện của vi khuẩn salmonella. Ông cũng quan sát thấy số lượng enterococci, microplastic, nhôm, crom và kẽm vượt xa tiêu chuẩn.Ông cho biết mức độ như vậy gây ra mối đe dọa đối với da, phổi và mắt của con người cũng như đối với đa dạng sinh học. Sự phát triển của một số loài cũng bị ảnh hưởng.Những người đàn ông thu gom rác trong quá trình dọn dẹp bãi biển dọc vịnh Hann.Hai bé gái đi qua một con kênh dẫn nước thải chảy ra biển ở Dakar.Tập đoàn Suez của Pháp đang xây dựng một nhà máy xử lý nước thải trên bờ biển để xử lý 26.000 mét khối mỗi ngày cho 500.000 cư dân. Theo cơ quan phát triển Pháp AFD, một trong những nhà tài trợ chính, dự án này sẽ bắt đầu hoạt động vào đầu năm 2025.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Người dân New Delhi, Ấn Độ, thất vọng vì là thủ đô ô nhiễm nhất thế giới (Nguồn video: VTV)
Theo Al Jazeera, trên bãi biển ở vịnh Hann của Dakar (Senegal), một công nhân đang cố gắng dọn bãi rác khổng lồ bốc mùi. Cách đó vài mét, một đường ống dẫn hỗn hợp nước thải sinh hoạt và nhà máy ô nhiễm đổ vào Đại Tây Dương. (Nguồn ảnh: AJ)
Từng được coi là một trong những vịnh nhỏ đẹp nhất ở châu Phi, thiên dường du lịch, dải cát mịn trước đây dài khoảng 20 km, tiếp giáp với cảng Dakar, này nay trở thành bãi rác cho dân số ngày càng tăng và ngành công nghiệp ngày càng mở rộng.
Hầu hết ngành công nghiệp sản xuất của Senegal nằm dọc vịnh Hann và thải chất thải trực tiếp vào đó. Ô nhiễm đại dương đang ở mức đáng lo ngại.
Chính quyền đã hứa sẽ làm sạch khu vực này trong hơn 20 năm. Nhưng một dự án được triển khai năm 2018 sau đó đã bị đình trệ.
Cơ quan Vệ sinh Quốc gia (ONAS) mới đây thông báo nối lại hoạt động làm sạch vịnh Hann. Người dân địa phương mong muốn sẽ có một sự thay đổi thực sự.
"Chúng tôi đã được thông báo trong nhiều năm rằng có một dự án (làm sạch) nhưng không có gì thay đổi. Tôi không còn tin vào điều đó nữa”, Daouda Kane, 45 tuổi, ngồi bên bờ biển, nói.
Amidou Sonko, chuyên gia hàng hải của Viện Nghiên cứu và Phát triển Pháp (IRD), xác nhận khu vực này có “độc tính cao”.
Các phân tích của ông cho thấy nồng độ vi khuẩn E coli cao hơn giới hạn cho phép từ 13 đến 100 lần và sự hiện diện của vi khuẩn salmonella. Ông cũng quan sát thấy số lượng enterococci, microplastic, nhôm, crom và kẽm vượt xa tiêu chuẩn.
Ông cho biết mức độ như vậy gây ra mối đe dọa đối với da, phổi và mắt của con người cũng như đối với đa dạng sinh học. Sự phát triển của một số loài cũng bị ảnh hưởng.
Những người đàn ông thu gom rác trong quá trình dọn dẹp bãi biển dọc vịnh Hann.
Hai bé gái đi qua một con kênh dẫn nước thải chảy ra biển ở Dakar.
Tập đoàn Suez của Pháp đang xây dựng một nhà máy xử lý nước thải trên bờ biển để xử lý 26.000 mét khối mỗi ngày cho 500.000 cư dân. Theo cơ quan phát triển Pháp AFD, một trong những nhà tài trợ chính, dự án này sẽ bắt đầu hoạt động vào đầu năm 2025.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Người dân New Delhi, Ấn Độ, thất vọng vì là thủ đô ô nhiễm nhất thế giới (Nguồn video: VTV)