Nick Yarris bị giam hơn 2 thập kỷ trong nhà tù Mỹ để chờ ngày thi hành án. Sau hơn 22 năm, tử tù nước Mỹ Nick chưa một lần thừa nhận tội danh hiếp dâm, giết người của mình và luôn khẳng định mình vô tội.
|
Một trong những phòng giam của Nick. |
Nick nói: “Tôi cho rằng án tử kéo dài suốt 22 năm là cơ hội cho tôi được minh oan”. Hầu hết thời gian Nick bị giam ở phòng biệt lập, bị giám thị đánh đập dã man. Có lần, anh bị rách võng mạc vì những đòn roi của cai ngục.
“Điều khó khăn nhất là khi mọi người đánh đập, lăng mạ nhưng tôi vẫn phải giữ mình là một người tử tế”, Nick trả lời phóng viên khi được hỏi. Thời gian ở tù, Nick tự học luật và có ngày ngốn tới 3 quyển sách. “Mục đích học tập trong tù là tôi có thể hùng hồn đưa ra tuyên bố trước khi án tử được thực thi”.
|
Nick từng trốn trại năm 1985 nhưng đầu thú ngay sau đó. |
Suốt hai thập kỷ, Nick luôn tin rằng mình sẽ bị hành quyết bất kì lúc nào. Năm 2003, các xét nghiệm DNA đã trả lại sự công bằng vốn có cho tử tù này. Khi ra trại, anh viết cuốn “Nỗi sợ số 13” vì anh cho rằng đây là con số đen đủi của mình.
“Tôi không phiền lắm khi bị biệt giam 23 tiếng một ngày. Sau vài năm trong tù và ngừng tức giận với bản thân, tôi bắt đầu hiểu và thương mình hơn. Mọi thứ vẫn ổn. Nhiều lúc tôi thích ở một mình”, Nick nói.
Nick cho biết khi ở trong tù, anh tự dạy mình môn tâm lý và áp dụng luôn cho bản thân. Sau khi ra trại, Nick hoàn toàn bình thường và không có dấu hiệu tâm thần nào dù bị biệt giam với thế giới.
Tuổi thơ dữ dội
|
Nick Yarris năm 22 tuổi. |
Nick lớn lên ở vùng ngoại ô Philadelphia cùng bố mẹ và 5 anh chị em. Tuổi thơ hạnh phúc của anh nhanh chóng bị phá vỡ khi Nick 7 tuổi bị một thanh niên đánh chấn thương sọ não và hãm hiếp. Nick không kể lại với cha mẹ sự việc này.
Thảm kịch trên kéo Nick vào cú sốc tâm lý lớn và anh bắt đầu nghiện rượu, ma túy. Ở tuổi 20, Nick bị bắt sau khi bị buộc tội bắt cóc và định giết hại một sĩ quan cảnh sát. Sau này, Nick được tha bổng do không đủ bằng chứng kết tội.
Trong thời gian giam giữ trước phiên tòa, Nick quá tuyệt vọng nên đã bịa ra câu chuyện một kẻ sát nhân ám hại cô gái tên Linda Mae Craig. Nick chưa bao giờ gặp Linda và chỉ đọc được câu chuyện của cô trên báo.
“Tôi quá tuyệt vọng. Lúc bấy giờ với một thanh niên nghiện ngập như tôi, ra tù là điều quan trọng nhất”, Nick bộc bạch. Anh kể lại với cảnh sát rằng kẻ sát nhân từng sống với anh một thời gian ngắn. Nick đổ tội cho một được cho là đã chết để đổi lại sự tự do cho mình.
Tuy nhiên, kẻ mà Nick buộc tội vẫn sống và lời nói dối nhanh chóng phanh phui. Cảnh sát cáo buộc chính Nick là người giết hại Linda. Năm 1982, Nick bị buộc tội hãm hiếp và giết người cùng án tử lơ lửng trước mặt.
Biệt giam 23 tiếng/ngày
Trong thời gian bị giam ở nhà tù Pennsylvania, tài sản duy nhất của Nick là một số cuốn sách luật, tiểu thuyết, giấy vệ sinh và chiếc radio nhỏ. Giám thị chỉ cho tử tù tập thể dục 30 phút mỗi ngày trong căn phòng rất nhỏ.
Trong vòng 14 năm từ 1989 đến 2003, Nick ở trong tù mà không bị thi hành án. Nick thường nằm lên một cánh tay đến khi nó tê bại rồi dùng tay đó chà xát lên mặt để giả vờ là tay người khác cho đỡ cô độc.
Năm 1988, Nick là tử tù đầu tiên ở Mỹ xin xét nghiệm DNA nhằm làm sáng tỏ vụ việc. Dù vậy kết quả xét nghiệm không có ngay mà trải qua hàng năm trời lưu không. Từng có những mẫu xét nghiệm DNA quan trọng bị mở toang khi đưa đến phòng thí nghiệm khiến việc lấy mẫu phải làm lại từ đầu.
“Năm 2002, tôi đã chuẩn bị tâm lý bị hành quyết và xin hủy giấy xét nghiệm lại DNA để quá trình tử hình được thực thi”, Nick nói. Tuy vậy một thẩm phán vẫn quyết tâm xét nghiệm DNA tới cùng và sự thật được phơi bày. Trên quần áo và xe hơi của nạn nhân Linda tồn tại dấu vết của hai người đàn ông xa lạ chứ không phải Nick.
Sự minh bạch của Nick được giải đáp và anh nhận được đền bù sau 22 năm ngồi tù oan sai, dù số tiền này “chẳng khác gì của bố thí”, Nick nói.
“Khi tôi ra tù, mẹ tôi ngồi trước mặt tôi và nói rằng tôi cần phải lịch sự, tử tế với phụ nữ nếu không tất cả sẽ là vô ích. Nhờ có mẹ, tôi bắt đầu suy nghĩ tích cực hơn và tôi thay đổi theo chiều hướng tốt hơn”, Nick nói.
Những năm tháng tự do
Từ khi ra tù, Nick nhận thấy rằng “mọi người không bình an như họ thể hiện”. Nick nói: “Trong tù bạn không được phép nêu ý kiến. Giờ đây ai cũng thích nêu ý kiến trên mạng xã hội”.
Nick hiện nay là người diễn thuyết năng nổ kêu gọi xóa bỏ án tử hình. Anh đã trình bày quan điểm với nhiều quan chức Liên Hiệp Quốc và EU cũng như tại hơn 300 trường đại học khác nhau.
Trong một chuyến thăm Anh năm 2005, Nick quyết định ở lại mảnh đất này: “Tôi cảm giác đây là vùng đất lành tránh xa tôi khỏi những điều tệ hại”.
Giờ đây là một người cha, Nick từng chia sẻ tấm hình 27 đứa trẻ con trong khu phố nơi anh ở hồi thập niên 70. Nick là người duy nhất sống sót. Những người còn lại hoặc chết vì nghiện ngập, ma túy, hoặc chết vì tai nạn giao thông.
Nick nói: “Tôi thấy quãng thời gian trong tù như một thước phim cổ xưa đáng sợ nhưng giờ đây, tôi không phiền khi nhắc lại nó. Nếu tôi không vào tù, cuộc đời tôi đã không tốt như bây giờ. Tôi đã nhìn mọi sự theo cách tích cực hơn nhiều”.