Công viên Hàng không Pinal ở Arizona, Mỹ, là một trong những cơ sở lưu trữ máy bay lớn nhất thế giới, với diện tích rộng hơn 840 ha. Đây cũng là trung tâm bảo trì và cải tạo máy bay đến khi chúng có chủ sở hữu mới. Hàng trăm máy bay phản lực từ khắp nơi trên thế giới được chuyển đến đây vô thời hạn khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020. (Ảnh: Business Insider).Theo Hiệp hội Thông tư Hàng không (ACC), những chiếc máy bay đã ngừng hoạt động cung cấp "một nguồn nguyên vật liệu tuần hoàn có giá trị" và giải quyết "thách thức ô nhiễm chất thải” một cách đáng kể.Những chiếc máy bay tại Sân bay Pinal sẽ đứng trước hai số phận: Tiếp tục được bảo trì và lưu giữ hoặc bị phá dỡ để thu gom các linh kiện còn giá trị. Môi trường sa mạc tại Arizona giúp bảo quản máy bay theo cách tự nhiên, tránh sự ăn mòn kim loại.Ascent Aviation Services (AAS) - doanh nghiệp cung cấp dịch vụ máy bay lớn nhất tại khu vực này - đã phải tăng cường nhân viên để duy trì lượng khách đến liên tục không ngừng. Giám đốc kinh doanh Scott Butler của AAS chia sẻ rằng từ tháng 3/2020, tần suất máy bay đổ về đây khoảng 1 chiếc/giờ - đòi hỏi đơn vị này phải bổ sung hơn 150 thợ máy.Các bãi đỗ bổ sung cũng được ghi nhận kín chỗ vào năm 2021 và 2022, chủ yếu là máy bay đến từ Mỹ, Hàn Quốc, Anh, Úc và Canada.Một số công ty cho thuê máy bay đã mua lại nhiều máy bay cũ trong thời gian đại dịch với giá rẻ và cất giữ tại Pinal để bảo dưỡng. Thông thường, họ không tham gia vào công đoạn bảo dưỡng vì đó là trách nhiệm của bên thuê, nhưng giờ đây, họ phải làm việc với AAS nhiều hơn vì cần bảo trì máy bay xuyên suốt quá trình lưu giữ.Với việc ngành du lịch hiện nay đang bùng nổ trở lại và nhu cầu du lịch trên đà vượt mức năm 2019, AAS đã chính thức quay về với công việc chuyên bảo trì, sửa chữa và vận hành máy bay (MRO) của mình. Được biết, trước COVID-19, dịch vụ này chiếm hơn 70% doanh thu của công ty.Các dịch vụ cơ bản bao gồm kiểm tra, bảo trì đơn giản và sửa chữa theo yêu cầu, như sửa thiết bị hạ cánh hoặc kiểm tra bộ phận điều khiển.Đại tu là công đoạn tốn kém nhất đối với các hãng hàng không. Một chiếc phản lực thân hẹp sẽ tiêu tốn khoảng 2 triệu USD. Đối với một chiếc thân rộng, con số đó có thể lên đến 3 triệu USD. Trên một chiếc máy bay, có thể có từ 25 - 40 nhân công làm việc cùng một lúc. AAS đặt mục tiêu 400 - 500 giờ/ngày cho máy bay thân rộng và 300 giờ/ngày cho thân hẹp.Nhiều hãng hàng không chọn thanh lý máy bay khi chúng đạt đến tuổi thọ sử dụng. Hoặc, nhà điều hành sẽ cho phép hợp đồng thuê máy bay hết hạn, khi ấy, trách nhiệm tu sửa sẽ thuộc về các chủ sở hữu mới.Nhìn chung, ông Butler cho biết, AAS có thể làm hầu hết mọi thứ mà một hãng hàng không cần theo quy chuẩn MRO (bảo trì, sửa chữa và vận hành). Tuy nhiên, công ty không thể tu sửa bộ phận động cơ mà phải giao cho các công ty khác đảm nhận. Trong ảnh là phần động cơ tách ra khỏi một chiếc máy bay tại "nghĩa địa" Pinal.Ông Butler cũng chia sẻ thêm: "Rất nhiều dự án hiện tại của chúng tôi bị trì hoãn chỉ vì chờ đợi động cơ. Không có nhân lực bảo quản động cơ trong thời gian COVID do vấn đề kinh phí".Một chiếc máy bay không còn giá trị sử dụng đang bị tháo rời để lấy linh kiện. Các bộ phận không mong muốn, bị loại bỏ chiếm khoảng 10% máy bay, 90% còn lại có thể tái chế được, bao gồm động cơ, xe đẩy, hệ thống điện tử hàng không và thiết bị hạ cánh.Để trục vớt một chiếc máy bay, có thể mất hàng tháng trời, hàng trăm bộ phận sẽ được thu gom, rồi bán lại hoặc sửa chữa để sử dụng trong tương lai. Các bộ phận sau khi được chứng nhận đạt tiêu chuẩn có thể gửi lại cho các hãng hàng không làm phụ tùng thay thế.Trong khi đó, một số hãng sẽ lấy các bộ phận kim loại như logo, tên hãng khỏi thân máy để chế tác quà lưu niệm hoặc các tác phẩm nghệ thuật.Ngoài ra, kho chứa và bãi đậu vẫn là nguồn doanh thu lớn của AAS. Trong ảnh là một trong những chiếc Boeing 747SP "hàng hiếm" được lưu giữ tại Sân bay Pinal. Được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1974, tính tới tháng 1, chỉ còn 3 chiếc vẫn hoạt động trên thế giới, 17 chiếc đang được lưu giữ hoặc cho "nghỉ hưu".Một chiếc Boeing 737-700 với các lớp bọc màu bạc ngoài vỏ máy. Các bộ phận quan trọng như động cơ, ống pitot, hệ thống và thiết bị hạ cánh đều được niêm phong và bảo vệ. Thông thường, các thợ cơ khí AAS phải mất hai tuần chuẩn bị để sẵn sàng cất giữ một chiếc máy bay.Công đoạn này đặc biệt quan trọng để tránh các sinh vật và động vật hoang dã chui vào sống trong các khe hở nhỏ của máy bay.Một chiếc Boeing 777 trong giai đoạn bảo trì tại cơ sở Pinal. Những chiếc máy bay còn giá trị sử dụng được kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên để giữ cho chúng có thể bay được. Mặt khác, các máy bay quá cũ sẽ có thể bị bỏ mặc, bám bụi theo thời gian.Một chiếc Boeing 747 cũ đã "dầm mưa dãi nắng" ở Sân bay Pinal nhiều năm trời không được sử dụng.>>> Mời độc giả xem thêm video: Máy bay chở khách vượt mưa rocket giữa bầu trời đêm từ Gaza
Công viên Hàng không Pinal ở Arizona, Mỹ, là một trong những cơ sở lưu trữ máy bay lớn nhất thế giới, với diện tích rộng hơn 840 ha. Đây cũng là trung tâm bảo trì và cải tạo máy bay đến khi chúng có chủ sở hữu mới. Hàng trăm máy bay phản lực từ khắp nơi trên thế giới được chuyển đến đây vô thời hạn khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020. (Ảnh: Business Insider).
Theo Hiệp hội Thông tư Hàng không (ACC), những chiếc máy bay đã ngừng hoạt động cung cấp "một nguồn nguyên vật liệu tuần hoàn có giá trị" và giải quyết "thách thức ô nhiễm chất thải” một cách đáng kể.
Những chiếc máy bay tại Sân bay Pinal sẽ đứng trước hai số phận: Tiếp tục được bảo trì và lưu giữ hoặc bị phá dỡ để thu gom các linh kiện còn giá trị. Môi trường sa mạc tại Arizona giúp bảo quản máy bay theo cách tự nhiên, tránh sự ăn mòn kim loại.
Ascent Aviation Services (AAS) - doanh nghiệp cung cấp dịch vụ máy bay lớn nhất tại khu vực này - đã phải tăng cường nhân viên để duy trì lượng khách đến liên tục không ngừng. Giám đốc kinh doanh Scott Butler của AAS chia sẻ rằng từ tháng 3/2020, tần suất máy bay đổ về đây khoảng 1 chiếc/giờ - đòi hỏi đơn vị này phải bổ sung hơn 150 thợ máy.
Các bãi đỗ bổ sung cũng được ghi nhận kín chỗ vào năm 2021 và 2022, chủ yếu là máy bay đến từ Mỹ, Hàn Quốc, Anh, Úc và Canada.
Một số công ty cho thuê máy bay đã mua lại nhiều máy bay cũ trong thời gian đại dịch với giá rẻ và cất giữ tại Pinal để bảo dưỡng. Thông thường, họ không tham gia vào công đoạn bảo dưỡng vì đó là trách nhiệm của bên thuê, nhưng giờ đây, họ phải làm việc với AAS nhiều hơn vì cần bảo trì máy bay xuyên suốt quá trình lưu giữ.
Với việc ngành du lịch hiện nay đang bùng nổ trở lại và nhu cầu du lịch trên đà vượt mức năm 2019, AAS đã chính thức quay về với công việc chuyên bảo trì, sửa chữa và vận hành máy bay (MRO) của mình. Được biết, trước COVID-19, dịch vụ này chiếm hơn 70% doanh thu của công ty.
Các dịch vụ cơ bản bao gồm kiểm tra, bảo trì đơn giản và sửa chữa theo yêu cầu, như sửa thiết bị hạ cánh hoặc kiểm tra bộ phận điều khiển.
Đại tu là công đoạn tốn kém nhất đối với các hãng hàng không. Một chiếc phản lực thân hẹp sẽ tiêu tốn khoảng 2 triệu USD. Đối với một chiếc thân rộng, con số đó có thể lên đến 3 triệu USD. Trên một chiếc máy bay, có thể có từ 25 - 40 nhân công làm việc cùng một lúc. AAS đặt mục tiêu 400 - 500 giờ/ngày cho máy bay thân rộng và 300 giờ/ngày cho thân hẹp.
Nhiều hãng hàng không chọn thanh lý máy bay khi chúng đạt đến tuổi thọ sử dụng. Hoặc, nhà điều hành sẽ cho phép hợp đồng thuê máy bay hết hạn, khi ấy, trách nhiệm tu sửa sẽ thuộc về các chủ sở hữu mới.
Nhìn chung, ông Butler cho biết, AAS có thể làm hầu hết mọi thứ mà một hãng hàng không cần theo quy chuẩn MRO (bảo trì, sửa chữa và vận hành). Tuy nhiên, công ty không thể tu sửa bộ phận động cơ mà phải giao cho các công ty khác đảm nhận. Trong ảnh là phần động cơ tách ra khỏi một chiếc máy bay tại "nghĩa địa" Pinal.
Ông Butler cũng chia sẻ thêm: "Rất nhiều dự án hiện tại của chúng tôi bị trì hoãn chỉ vì chờ đợi động cơ. Không có nhân lực bảo quản động cơ trong thời gian COVID do vấn đề kinh phí".
Một chiếc máy bay không còn giá trị sử dụng đang bị tháo rời để lấy linh kiện. Các bộ phận không mong muốn, bị loại bỏ chiếm khoảng 10% máy bay, 90% còn lại có thể tái chế được, bao gồm động cơ, xe đẩy, hệ thống điện tử hàng không và thiết bị hạ cánh.
Để trục vớt một chiếc máy bay, có thể mất hàng tháng trời, hàng trăm bộ phận sẽ được thu gom, rồi bán lại hoặc sửa chữa để sử dụng trong tương lai. Các bộ phận sau khi được chứng nhận đạt tiêu chuẩn có thể gửi lại cho các hãng hàng không làm phụ tùng thay thế.
Trong khi đó, một số hãng sẽ lấy các bộ phận kim loại như logo, tên hãng khỏi thân máy để chế tác quà lưu niệm hoặc các tác phẩm nghệ thuật.
Ngoài ra, kho chứa và bãi đậu vẫn là nguồn doanh thu lớn của AAS. Trong ảnh là một trong những chiếc Boeing 747SP "hàng hiếm" được lưu giữ tại Sân bay Pinal. Được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1974, tính tới tháng 1, chỉ còn 3 chiếc vẫn hoạt động trên thế giới, 17 chiếc đang được lưu giữ hoặc cho "nghỉ hưu".
Một chiếc Boeing 737-700 với các lớp bọc màu bạc ngoài vỏ máy. Các bộ phận quan trọng như động cơ, ống pitot, hệ thống và thiết bị hạ cánh đều được niêm phong và bảo vệ. Thông thường, các thợ cơ khí AAS phải mất hai tuần chuẩn bị để sẵn sàng cất giữ một chiếc máy bay.
Công đoạn này đặc biệt quan trọng để tránh các sinh vật và động vật hoang dã chui vào sống trong các khe hở nhỏ của máy bay.
Một chiếc Boeing 777 trong giai đoạn bảo trì tại cơ sở Pinal. Những chiếc máy bay còn giá trị sử dụng được kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên để giữ cho chúng có thể bay được. Mặt khác, các máy bay quá cũ sẽ có thể bị bỏ mặc, bám bụi theo thời gian.
Một chiếc Boeing 747 cũ đã "dầm mưa dãi nắng" ở Sân bay Pinal nhiều năm trời không được sử dụng.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Máy bay chở khách vượt mưa rocket giữa bầu trời đêm từ Gaza