Vào thời kỳ hoàng kim, thị trấn Goldfield ở Arizona là nơi sinh sống của khoảng 4.000 cư dân, với 28 tòa nhà bao gồm 3 quán rượu, một nhà trọ, cửa hàng rèn, nhà máy bia, chợ và một trường học. (Nguồn ảnh: ATI)Tuy nhiên, khi nguồn cung vàng của Goldfield gần cạn kiệt, người dân dần dần rời khỏi thị trấn. Năm 1943, một trận hỏa hoạn lan khắp thị trấn và thiêu rụi 60% những gì còn lại ở đó, biến nơi này trở thành thị trấn "ma". Ngày nay, Goldfield được xây dựng lại như một điểm thu hút khách du lịch.Thị trấn "ma" Bodie nằm trong dãy núi Sierra Nevada ở California, được xây dựng xung quanh một mỏ vàng. Mặc dù Bodie ban đầu chỉ có 20 thợ mỏ, nhưng trang web chính thức của Bodie báo cáo rằng dân số của thị trấn này đã tăng lên 10.000 vào năm 1880.Nhưng thời kỳ thịnh vượng của Bodie không kéo dài lâu. Dân số bắt đầu giảm vào những năm 1880, và hoạt động khai thác mỏ đã chấm dứt hẳn vào những năm 1940. Trong khi đó, thị trấn cũng hứng chịu hai vụ cháy lớn. Vào năm 1892 và 1932, những vụ hỏa hoạn này đã thiêu rụi nhiều trong số 2.000 tòa nhà còn sót lại. Năm 1962, Bodie được tuyên bố là Di tích Lịch sử Quốc gia và Công viên Lịch sử Tiểu bang. Ngày nay, các phần còn lại của nó vẫn bị "đóng băng" một cách đáng kinh ngạc theo thời gian.Portlock là thị trấn "ma" ở Alaska bị "quái vật" có tên Nantiinaq ám ảnh. Vào những năm 1920, tin đồn lan truyền về việc người ta nhìn thấy một "quái vật". Những tin đồn ngày càng lan rộng và Portlock trở thành thị trấn ma vào những năm 1950. Ngay cả bưu điện trong thị trấn cũng đóng cửa.Vào thời kỳ đỉnh cao, Cerro Gordo là một nơi vô luật pháp có nhiều thợ mỏ sinh sống. Ngày nay, thị trấn "ma" ở California này chỉ một người trông coi duy nhất. Cerro Gordo từng có gần 5.000 cư dân nhưng cuộc sống chưa bao giờ dễ dàng. Thị trấn này được cho là trung bình có một vụ giết người mỗi tuần. Đến những năm 1950, nơi đây đã trở thành một thị trấn ma.Calico, nằm trong sa mạc Mojave của California, từng là nơi sầm uất khi có mỏ bạc. Dân số của thị trấn tăng nhanh, ban đầu là 1.200 người vào năm 1886 và sau đó lên đến đỉnh điểm là 3.500 người vào năm 1890. Nhưng khi giá bạc giảm mạnh, vận may của thị trấn cũng giảm theo. Vào đầu thế kỷ 20, Calico trở thành một thị trấn ma.Calico đã được hồi sinh vào những năm 1950 như một điểm thu hút khách du lịch. Ngày nay, du khách đến Calico có thể quay ngược lại lịch sử bằng cách khám phá các mỏ cũ, đi xe lửa, ngắm nhìn dãy núi Calico,...Vùng đất xung quanh Nelson, Nevada, từng rất giàu vàng, bạc, đồng và chì,...nhưng thị trấn nhỏ bé này cũng là một trong những nơi bạo lực nhất ở miền Tây.Ngày nay, Nelson là một thị trấn ma. Du khách đến đây có thể ngắm nhìn các tòa nhà cổ, tham quan khu mỏ...Nằm gần biên giới Oklahoma và Kansas, Picher từng là trung tâm khai thác mỏ nhộn nhịp vào những năm 1900. Nhưng giờ đây, thị trấn bỏ hoang này bị bao quanh bởi hàng núi chất thải độc hại.Thị trấn Picher được chính thức thành lập vào tháng 3/1918. Picher từng là trung tâm khai thác mỏ nhộn nhịp. Việc khai thác bắt đầu trên quy mô lớn và dân số Picher tăng lên nhanh chóng. Vào thời hoàng kim, Picher là nơi sinh sống của hơn 14.000 cư dân (năm 1926).Tuy nhiên, cuối cùng ngành công nghiệp khai thác chì và kẽm đã suy thoái. Các mỏ đóng cửa và công nhân bắt đầu rời đi. Đến năm 1980, chỉ còn lại 2.000 cư dân và họ phải sống giữa những đống chất thải độc hại. Người dân sớm bắt đầu có triệu chứng ngộ độc chì. Sau khi một cơn lốc xoáy xảy ra vào năm 2008, dân số nơi đây về cơ bản giảm xuống mức 0. Ngày nay, Picher được mệnh danh là "thị trấn ma độc hại nhất nước Mỹ".>>> Mời độc giả xem thêm video: Đến thị trấn "chảnh" nhất hành tinh, nơi người dân "cưỡi" máy bay đi ăn sáng
Vào thời kỳ hoàng kim, thị trấn Goldfield ở Arizona là nơi sinh sống của khoảng 4.000 cư dân, với 28 tòa nhà bao gồm 3 quán rượu, một nhà trọ, cửa hàng rèn, nhà máy bia, chợ và một trường học. (Nguồn ảnh: ATI)
Tuy nhiên, khi nguồn cung vàng của Goldfield gần cạn kiệt, người dân dần dần rời khỏi thị trấn. Năm 1943, một trận hỏa hoạn lan khắp thị trấn và thiêu rụi 60% những gì còn lại ở đó, biến nơi này trở thành thị trấn "ma". Ngày nay, Goldfield được xây dựng lại như một điểm thu hút khách du lịch.
Thị trấn "ma" Bodie nằm trong dãy núi Sierra Nevada ở California, được xây dựng xung quanh một mỏ vàng. Mặc dù Bodie ban đầu chỉ có 20 thợ mỏ, nhưng trang web chính thức của Bodie báo cáo rằng dân số của thị trấn này đã tăng lên 10.000 vào năm 1880.
Nhưng thời kỳ thịnh vượng của Bodie không kéo dài lâu. Dân số bắt đầu giảm vào những năm 1880, và hoạt động khai thác mỏ đã chấm dứt hẳn vào những năm 1940. Trong khi đó, thị trấn cũng hứng chịu hai vụ cháy lớn. Vào năm 1892 và 1932, những vụ hỏa hoạn này đã thiêu rụi nhiều trong số 2.000 tòa nhà còn sót lại. Năm 1962, Bodie được tuyên bố là Di tích Lịch sử Quốc gia và Công viên Lịch sử Tiểu bang. Ngày nay, các phần còn lại của nó vẫn bị "đóng băng" một cách đáng kinh ngạc theo thời gian.
Portlock là thị trấn "ma" ở Alaska bị "quái vật" có tên Nantiinaq ám ảnh. Vào những năm 1920, tin đồn lan truyền về việc người ta nhìn thấy một "quái vật". Những tin đồn ngày càng lan rộng và Portlock trở thành thị trấn ma vào những năm 1950. Ngay cả bưu điện trong thị trấn cũng đóng cửa.
Vào thời kỳ đỉnh cao, Cerro Gordo là một nơi vô luật pháp có nhiều thợ mỏ sinh sống. Ngày nay, thị trấn "ma" ở California này chỉ một người trông coi duy nhất. Cerro Gordo từng có gần 5.000 cư dân nhưng cuộc sống chưa bao giờ dễ dàng. Thị trấn này được cho là trung bình có một vụ giết người mỗi tuần. Đến những năm 1950, nơi đây đã trở thành một thị trấn ma.
Calico, nằm trong sa mạc Mojave của California, từng là nơi sầm uất khi có mỏ bạc. Dân số của thị trấn tăng nhanh, ban đầu là 1.200 người vào năm 1886 và sau đó lên đến đỉnh điểm là 3.500 người vào năm 1890. Nhưng khi giá bạc giảm mạnh, vận may của thị trấn cũng giảm theo. Vào đầu thế kỷ 20, Calico trở thành một thị trấn ma.
Calico đã được hồi sinh vào những năm 1950 như một điểm thu hút khách du lịch. Ngày nay, du khách đến Calico có thể quay ngược lại lịch sử bằng cách khám phá các mỏ cũ, đi xe lửa, ngắm nhìn dãy núi Calico,...
Vùng đất xung quanh Nelson, Nevada, từng rất giàu vàng, bạc, đồng và chì,...nhưng thị trấn nhỏ bé này cũng là một trong những nơi bạo lực nhất ở miền Tây.
Ngày nay, Nelson là một thị trấn ma. Du khách đến đây có thể ngắm nhìn các tòa nhà cổ, tham quan khu mỏ...
Nằm gần biên giới Oklahoma và Kansas, Picher từng là trung tâm khai thác mỏ nhộn nhịp vào những năm 1900. Nhưng giờ đây, thị trấn bỏ hoang này bị bao quanh bởi hàng núi chất thải độc hại.
Thị trấn Picher được chính thức thành lập vào tháng 3/1918. Picher từng là trung tâm khai thác mỏ nhộn nhịp. Việc khai thác bắt đầu trên quy mô lớn và dân số Picher tăng lên nhanh chóng. Vào thời hoàng kim, Picher là nơi sinh sống của hơn 14.000 cư dân (năm 1926).
Tuy nhiên, cuối cùng ngành công nghiệp khai thác chì và kẽm đã suy thoái. Các mỏ đóng cửa và công nhân bắt đầu rời đi. Đến năm 1980, chỉ còn lại 2.000 cư dân và họ phải sống giữa những đống chất thải độc hại. Người dân sớm bắt đầu có triệu chứng ngộ độc chì. Sau khi một cơn lốc xoáy xảy ra vào năm 2008, dân số nơi đây về cơ bản giảm xuống mức 0. Ngày nay, Picher được mệnh danh là "thị trấn ma độc hại nhất nước Mỹ".
>>> Mời độc giả xem thêm video: Đến thị trấn "chảnh" nhất hành tinh, nơi người dân "cưỡi" máy bay đi ăn sáng