Vào tháng 1/2010, nhiều chủ nhà ở San Antonio, Texas đứng bối rối trước cửa nhà để xe, hiện đang bị đóng kín. Họ muốn lấy xe ô tô để đi làm hay mua đồ ăn, nhưng cánh cửa nhà để xe vẫn không mở ra được. Dù họ nhiều lần bấm nút, nhưng cánh cửa vẫn không hề chuyển động.
Các cư dân ở khu phía tây thành phố, xung quanh vùng Military Drive và đường cao tốc liên bang đều xảy ra tình trạng vậy. Về sau, mọi người đặt tên cho vụ việc này với cái tên là Loop 410.
Ở Mỹ, quốc gia với toàn ô tô và người đi làm bằng vé tháng, vấn đề liên quan tới hệ thống cửa nhà để xe nhanh chóng trở thành một chủ để nóng đối với các chính trị gia địa phương. Cơ quan An Ninh quốc gia Mỹ (NSA) trụ sở ở San Antonio chính là cơ quan chịu trách nhiệm về vụ việc này. Các quan chức của NSA buộc phải thừa nhận rằng, một trong những ăng-ten radio của họ phát sóng có tần số trùng với hệ thống điều khiển mở cửa nhà xe.
|
Toàn cảnh trụ sở của NSA nhìn từ trên cao xuống.
|
Cũng nhờ sự cố trên mà người dân Texas mới biết rằng, các hoạt động của NSA đã xâm phạm tới đời sống hàng ngày của họ ra sao. Tính đến thời điểm đó, NSA đã duy trì một chi nhánh với khoảng 2.000 nhân viên tại căn cứ Không quân Lackland cũng đóng đô ở San Antonio. Hồi năm 2005, NSA đã tiếp quản nhà máy sản xuất chip máy tính phía tây thành phố. Việc mua lại nhà máy cũ này là một phần trong kế hoạch mở rộng mà NSA khởi xướng từ sau vụ 11/9.
Một trong hai tòa nhà chính trong khuôn viên nhà mày là nơi đóng đô của đơn vị tối mật thuộc NSA, đó là Phòng Tác chiến tiếp cận phù hợp (TAO). Phòng TAO được thành lập vào năm 1997, thời điểm mà chưa đầy 2% dân số thế giới tiếp cận Internet, và chưa ai nghĩ về các mạng xã hội như Facebook, Youtube hay Twitter. Vào cũng kể từ khi những nhân viên đầu tiên của TAO chuyển sang văn phòng ở Maryland, đơn vị này đã dần trở nên tách biệt hẳn với các bộ phận khác.
Theo các tài liệu nội bộ NSA do tờ tuần báo Spiegel công bố, “những người thợ sửa ống nước” dính líu tới nhiều vấn đề nhạy cảm do các cơ quan tình báo Mỹ thực hiện như hoạt động chống khủng bố, tấn công không gian mạng, hoạt động gián điệp truyền thống. Họ thường khai thác điểm yếu kỹ thuật trong CNTT để từ đó thực hiện các cuộc tấn công bí mật nhưng hiệu quả.
Để định hướng cho tương lai của TAO ở thời điểm đó, tập tài liệu trích dẫn một vài định hướng phát triển do người cựu phụ trách TAO đề xuất. Theo đó, TAO “cần tiếp tục phát triển và phải lấy chương trình Hoạt động mạng lưới máy tính tích hợp làm nền tảng cho các hoạt động”. Ngoài ra, đơn vị này phải “coi chương trình Tấn công mạng máy tính như là một phần của hoạt động quân sự”. Để làm được điều đó, TAO sẽ phải có “quyền truy cập phổ biến và liên tục vào mạng lưới toàn cầu”.
Để làm được việc trên, NSA cần một đội ngũ nhân viên theo tiêu chí tương đối mới mẻ. Theo đó, họ đa phần đều là những nhân viên còn khá trẻ sao với độ tuổi trung bình của toàn nhân viên làm việc cho NSA. Công việc của họ chủ yếu là đột nhập, thao tác và khai thác mạng máy tính.
|
Một phần nhóm TAO hoạt động ẩn sâu bên trong khu trụ sở rộng mênh mông của NSA tại hạt Fort Meade, bang Maryland, Mỹ. |
Hiện nay, nhân sự của TAO nằm rải rác ở Wahiawa, Hawaii; Fort Gordon, Georgia, tiền đồn của NSA ở căn cứ không quân Buckley, ở Fort Meade và San Antonio. Tuy nhiên, theo một tài liệu có từ năm 2010, TAO còn có một nhánh ở Đức. Thực chất, đó là một văn phòng liên lạc gần Trung tâm Điều hành An ninh Châu Ấu (ESOC) ở vùng ngoại ô Griesheim, thành phố Darmstadt.
Các chuyên gia của TAO đã truy cập trực tiếp vào mạng lưới vốn được bảo vệ kĩ càng của các nhà lãnh đạo thế giới. Ngoải ra, đơn vị này còn thâm nhâp vào hệ thống mạng của các công ty viễn thông ở Châu Âu, tiếp cận và đọc các thư được gửi qua máy chủ BES của công ty Blackberry trước khi chúng được mã hóa an toàn.
Trong suốt nửa giữa thập kỷ qua, đơn vị đặc biệt này đã thành công trong việc tiếp cận 258 mục tiêu ở 89 quốc gia. Tính riêng trong năm 2010, TAO đã thực hiện 279 hoạt động trên phạm vi toàn thế giới.