Khi tỷ phú bất động sản Donald Trump khai trương casino Trump Taj Mahal ở thành phố Atlantic vào tháng 3/1990, ông tuyên bố nơi này sẽ là “kỳ quan thứ tám của thế giới". Ông khẳng định casino của mình sẽ giúp thành phố này vĩ đại trở lại, quay về với những ngày tháng thịnh vượng trong quá khứ. Thực tế là casino của Trump phải chi đến 94 triệu USD/năm để trả nợ và kiếm gần 1 triệu USD/ngày mới mong có lời. Ảnh: Brian RoseKhi nhiếp ảnh gia Brian Rose đến Atlantic năm 2016, Trump Taj Mahal đã phá sản và gần như trống rỗng. Những hình ảnh về casino nổi tiếng của ông Trump chỉ còn sự yên lặng đến kỳ quặc, như thể tất cả những nhân viên ở đây đã bỏ chạy trong vội vã. Dự án đầy tham vọng của tỷ phú địa ốc New York giờ đây không có người trông coi và bị bủa vây bởi hàng núi cát. Ảnh: Brian Rose.Những văn phòng quản lý nhân sự ở Khu nghỉ dưỡng Trump Entertainment giờ đây bỏ hoang. Những bức tường vẫn dán hình ảnh nhân viên của ông Trump tươi cười, tương phản với tình trạng thê thảm của tòa nhà giờ đây không còn là mảnh đất của cơ hội kiếm tiền. Ảnh: Brian Rose.“Tôi thậm chí đã quay lại tòa nhà hai tuần trước. Họ vẫn chưa đóng lối vào khu vực quản lý nguồn nhân lực. Hình ảnh những nhân viên tươi cười vẫn ở đó, nhưng tên của ông Trump đã bị xóa đi”, Rose kể với Guardian. “Ông ấy dã cố xóa hết tên của mình khỏi những tòa nhà bỏ hoang, nhưng nếu bạn quan sát kỹ thì vẫn tìm thấy”. Ảnh: Brian Rose.Bước vào khuôn viên của Trump Taj Mahal, nhiếp ảnh gia nhìn thấy bức tượng voi Ấn Độ vẫn còn khắc tên tổng thống Mỹ ngay bên dưới. Tác phẩm điêu khắc hào nhoáng một thời của khu nghỉ dưỡng và casino được thực hiện bởi nghệ nhân Michael MacLeod. Ông chưa bao giờ nhận được thù lao. Ảnh: Brian Rose.Rose cho rằng bức tượng với tên ông Trump còn nằm tại casino vào năm 2016 vì nó quá nặng và việc di dời quá tốn kém. Ông nói bức tượng như tượng trưng cho di sản mà tỷ phú New York để lại cho Atlantic: “Làm rầm rộ và dẫm chân khắp nơi, nhưng cuối cùng chỉ để lại dấu vết của sự phá hoại”. Ảnh: Brian Rose.Có thời điểm, Donald Trump sở hữu đến ba casino tại thành phố Atlantic, tuyển dụng gần 8.000 lao động và chiếm gần 1/3 tổng thu nhập từ kinh doanh sòng bạc của thành phố. Nhưng sự thịnh vượng đó không bền vững mà được xây trên những khoản nợ khổng lồ, sự cạnh tranh khốc liệt, những bê bối truyền thông và không đáp ứng được nhu cầu của địa phương. Ảnh: Brian Rose.Hai casino là Trump Castle và Trump Taj Mahal giờ đây đã có chủ mới. Trong khi đó, Trump Plaza nổi tiếng một thời, nơi từng tổ chức những buổi trình diễn Wrestlemania và các trận đấu của Mike Tyson, giờ bị bỏ hoang và sắp được phá hủy. Ảnh: Brian Rose.Năm dự án kinh doanh của ông Trump tại thành phố Atlantic đều thất bại, làm hàng nghìn người mất việc và hàng chục nhà thầu địa phương phá sản. Phần lớn những nhà thầu đó cũng chung số phận với MacLeod: Họ không bao giờ được thanh toán thù lao. Ảnh: Brian Rose.Tuy nhiên, tỷ phú Mỹ dường như lại xem thất bại ở Atlantic như một điều đáng để tự hào. Trong chiến dịch tranh cử năm 2016, ông khoe mình đã “kỳ công” lấy lại được những khoản tiền lớn từ Atlantic, vay mượn tiền từ bên thứ ba để đảm bảo gia sản kết xù của bản thân không bị ảnh hưởng khi kinh doanh gặp khó khăn. Ảnh: Brian Rose.Còn trong cái nhìn của nhiếp ảnh gia Brian Rose, di sản của người đắc cử tổng thống năm 2016 chính là con số 7,4% thất nghiệp tại Atlantic, gần gấp đôi mức trung bình cả nước. “Khi Trump thất bại với những casino của mình, ông ấy đã biến thành phố Atlantic thành một thị trấn ma. Di sản của ông ấy vẫn phủ bóng trên từng con đường nơi đây”, Rose nhận định. Ảnh: Brian Rose.Khi ông Trump đắc cử tổng thống năm 2016, Brian Rose hiểu ngay mình phải đến Atlantic để phơi bày sự thật. “Trump thể hiện mình là một tỷ phú thành công. Người ta dễ bị đánh lừa. Nhưng sự thất bại của thành phố Atlantic sẽ cho bạn thấy sự thật phía sau những lời khoe khoang”, ông nói. Ảnh: Brian Rose.
Khi tỷ phú bất động sản Donald Trump khai trương casino Trump Taj Mahal ở thành phố Atlantic vào tháng 3/1990, ông tuyên bố nơi này sẽ là “kỳ quan thứ tám của thế giới". Ông khẳng định casino của mình sẽ giúp thành phố này vĩ đại trở lại, quay về với những ngày tháng thịnh vượng trong quá khứ. Thực tế là casino của Trump phải chi đến 94 triệu USD/năm để trả nợ và kiếm gần 1 triệu USD/ngày mới mong có lời. Ảnh: Brian Rose
Khi nhiếp ảnh gia Brian Rose đến Atlantic năm 2016, Trump Taj Mahal đã phá sản và gần như trống rỗng. Những hình ảnh về casino nổi tiếng của ông Trump chỉ còn sự yên lặng đến kỳ quặc, như thể tất cả những nhân viên ở đây đã bỏ chạy trong vội vã. Dự án đầy tham vọng của tỷ phú địa ốc New York giờ đây không có người trông coi và bị bủa vây bởi hàng núi cát. Ảnh: Brian Rose.
Những văn phòng quản lý nhân sự ở Khu nghỉ dưỡng Trump Entertainment giờ đây bỏ hoang. Những bức tường vẫn dán hình ảnh nhân viên của ông Trump tươi cười, tương phản với tình trạng thê thảm của tòa nhà giờ đây không còn là mảnh đất của cơ hội kiếm tiền. Ảnh: Brian Rose.
“Tôi thậm chí đã quay lại tòa nhà hai tuần trước. Họ vẫn chưa đóng lối vào khu vực quản lý nguồn nhân lực. Hình ảnh những nhân viên tươi cười vẫn ở đó, nhưng tên của ông Trump đã bị xóa đi”, Rose kể với Guardian. “Ông ấy dã cố xóa hết tên của mình khỏi những tòa nhà bỏ hoang, nhưng nếu bạn quan sát kỹ thì vẫn tìm thấy”. Ảnh: Brian Rose.
Bước vào khuôn viên của Trump Taj Mahal, nhiếp ảnh gia nhìn thấy bức tượng voi Ấn Độ vẫn còn khắc tên tổng thống Mỹ ngay bên dưới. Tác phẩm điêu khắc hào nhoáng một thời của khu nghỉ dưỡng và casino được thực hiện bởi nghệ nhân Michael MacLeod. Ông chưa bao giờ nhận được thù lao. Ảnh: Brian Rose.
Rose cho rằng bức tượng với tên ông Trump còn nằm tại casino vào năm 2016 vì nó quá nặng và việc di dời quá tốn kém. Ông nói bức tượng như tượng trưng cho di sản mà tỷ phú New York để lại cho Atlantic: “Làm rầm rộ và dẫm chân khắp nơi, nhưng cuối cùng chỉ để lại dấu vết của sự phá hoại”. Ảnh: Brian Rose.
Có thời điểm, Donald Trump sở hữu đến ba casino tại thành phố Atlantic, tuyển dụng gần 8.000 lao động và chiếm gần 1/3 tổng thu nhập từ kinh doanh sòng bạc của thành phố. Nhưng sự thịnh vượng đó không bền vững mà được xây trên những khoản nợ khổng lồ, sự cạnh tranh khốc liệt, những bê bối truyền thông và không đáp ứng được nhu cầu của địa phương. Ảnh: Brian Rose.
Hai casino là Trump Castle và Trump Taj Mahal giờ đây đã có chủ mới. Trong khi đó, Trump Plaza nổi tiếng một thời, nơi từng tổ chức những buổi trình diễn Wrestlemania và các trận đấu của Mike Tyson, giờ bị bỏ hoang và sắp được phá hủy. Ảnh: Brian Rose.
Năm dự án kinh doanh của ông Trump tại thành phố Atlantic đều thất bại, làm hàng nghìn người mất việc và hàng chục nhà thầu địa phương phá sản. Phần lớn những nhà thầu đó cũng chung số phận với MacLeod: Họ không bao giờ được thanh toán thù lao. Ảnh: Brian Rose.
Tuy nhiên, tỷ phú Mỹ dường như lại xem thất bại ở Atlantic như một điều đáng để tự hào. Trong chiến dịch tranh cử năm 2016, ông khoe mình đã “kỳ công” lấy lại được những khoản tiền lớn từ Atlantic, vay mượn tiền từ bên thứ ba để đảm bảo gia sản kết xù của bản thân không bị ảnh hưởng khi kinh doanh gặp khó khăn. Ảnh: Brian Rose.
Còn trong cái nhìn của nhiếp ảnh gia Brian Rose, di sản của người đắc cử tổng thống năm 2016 chính là con số 7,4% thất nghiệp tại Atlantic, gần gấp đôi mức trung bình cả nước. “Khi Trump thất bại với những casino của mình, ông ấy đã biến thành phố Atlantic thành một thị trấn ma. Di sản của ông ấy vẫn phủ bóng trên từng con đường nơi đây”, Rose nhận định. Ảnh: Brian Rose.
Khi ông Trump đắc cử tổng thống năm 2016, Brian Rose hiểu ngay mình phải đến Atlantic để phơi bày sự thật. “Trump thể hiện mình là một tỷ phú thành công. Người ta dễ bị đánh lừa. Nhưng sự thất bại của thành phố Atlantic sẽ cho bạn thấy sự thật phía sau những lời khoe khoang”, ông nói. Ảnh: Brian Rose.