Đu quay Pripyat, công trình chưa bao giờ đi vào hoạt động, trở thành một biểu tượng nổi tiếng của thảm họa hạt nhân Chernobyl tại Ukraine. Nhiếp ảnh gia Raul Moreno, người thực hiện bộ ảnh này cho Washington Post, cho biết khi bước vào vùng cách ly, "bạn cảm thấy một sự cô đơn khó chịu, một sự bồn chồn ở lại với bạn".Một thợ săn đang đi săn sói ở vùng rìa của khu vực cách ly. Kể từ khi thảm họa hạt nhân xảy ra, vùng đất này vắng bóng con người và đó là lý do các loài động vật hoang dã, bao gồm chó sói, phát triển mạnh về số lượng.Bà Praskovie Afanesievna và chồng mình là Alexander chưa hề rời khỏi ngôi nhà của mình kể từ khi thảm họa xảy ra cách đây hơn 30 năm, dù cho nơi họ sinh sống nằm bên trong vùng cách ly - khu vực có bán kính 30 km tính lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, nơi xảy ra vụ nổ.Một quả táo bị nhiễm phóng xạ ở bên trong vùng cách ly. Khu vực có diện tích 2.600 km vuông này hiện là một trong những nơi nhiễm phóng xạ đậm đặc nhất trên Trái Đất, phần lớn nằm trên lãnh thổ Ukraine nhưng cũng có một phần của Nga và Belarus.Một gia đình ăn trưa tại làng Budka thuộc lãnh thổ Belarus. Việc không có đủ nguồn lực kinh tế khiến cho hầu hết gia đình nằm trong hoặc bên cạnh vùng cách ly phải tiêu thụ những thực phẩm mà họ tự nuôi trồng, vốn có khả năng cao bị nhiễm phóng xạ.Một bệnh nhân đang được điều trị bệnh liên quan đến nhiễm phóng xạ tại bệnh viện Ivankiv ở Ukraine. Cây cối bên trong vùng cách ly sẽ hút phóng xạ từ đất và đi vào cơ thể người dân, khiến họ hấp thụ các chất như cesium 137 và strontium 90.Một hình vẽ grafiti trên tường một công viên trong khu vực, vốn luôn có cảm giác rất u ám. Đằng xa là lò phản ứng số 4, nơi xảy ra vụ tai nạn lịch sử vào năm 1986.Việc sử dụng sữa bò từ các khu vực bị ô nhiễm phóng xạ đã gây ra nhiều trường hợp ung thư tuyến giáp ở Ukraine và Belarus.Polina bị bỏ lại ngay sau khi được sinh ra ở một trại trẻ mồ côi phía nam Belarus. May mắn là ngay sau đó có một gia đình nhận nuôi cô. Những dị tật sơ sinh của cô gái được cho là có liên quan đến việc mẹ ruột của cô sinh năm 1986.Ivan Shavrei được coi là anh hùng dân tộc của Ukraine. Ông là một trong những lính cứu hỏa đầu tiên có mặt ở hiện trường vào đêm xảy ra vụ nổ.Nhìn từ bên ngoài, Lilla Kovaleva rất đỗi bình thường, nhưng cô bé người Belarus mắc phải những vấn đề tâm thần.Một củ khoai tây từ khu vực bị ô nhiễm phóng xạ ở Chernobyl.
Đu quay Pripyat, công trình chưa bao giờ đi vào hoạt động, trở thành một biểu tượng nổi tiếng của thảm họa hạt nhân Chernobyl tại Ukraine. Nhiếp ảnh gia Raul Moreno, người thực hiện bộ ảnh này cho Washington Post, cho biết khi bước vào vùng cách ly, "bạn cảm thấy một sự cô đơn khó chịu, một sự bồn chồn ở lại với bạn".
Một thợ săn đang đi săn sói ở vùng rìa của khu vực cách ly. Kể từ khi thảm họa hạt nhân xảy ra, vùng đất này vắng bóng con người và đó là lý do các loài động vật hoang dã, bao gồm chó sói, phát triển mạnh về số lượng.
Bà Praskovie Afanesievna và chồng mình là Alexander chưa hề rời khỏi ngôi nhà của mình kể từ khi thảm họa xảy ra cách đây hơn 30 năm, dù cho nơi họ sinh sống nằm bên trong vùng cách ly - khu vực có bán kính 30 km tính lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, nơi xảy ra vụ nổ.
Một quả táo bị nhiễm phóng xạ ở bên trong vùng cách ly. Khu vực có diện tích 2.600 km vuông này hiện là một trong những nơi nhiễm phóng xạ đậm đặc nhất trên Trái Đất, phần lớn nằm trên lãnh thổ Ukraine nhưng cũng có một phần của Nga và Belarus.
Một gia đình ăn trưa tại làng Budka thuộc lãnh thổ Belarus. Việc không có đủ nguồn lực kinh tế khiến cho hầu hết gia đình nằm trong hoặc bên cạnh vùng cách ly phải tiêu thụ những thực phẩm mà họ tự nuôi trồng, vốn có khả năng cao bị nhiễm phóng xạ.
Một bệnh nhân đang được điều trị bệnh liên quan đến nhiễm phóng xạ tại bệnh viện Ivankiv ở Ukraine. Cây cối bên trong vùng cách ly sẽ hút phóng xạ từ đất và đi vào cơ thể người dân, khiến họ hấp thụ các chất như cesium 137 và strontium 90.
Một hình vẽ grafiti trên tường một công viên trong khu vực, vốn luôn có cảm giác rất u ám. Đằng xa là lò phản ứng số 4, nơi xảy ra vụ tai nạn lịch sử vào năm 1986.
Việc sử dụng sữa bò từ các khu vực bị ô nhiễm phóng xạ đã gây ra nhiều trường hợp ung thư tuyến giáp ở Ukraine và Belarus.
Polina bị bỏ lại ngay sau khi được sinh ra ở một trại trẻ mồ côi phía nam Belarus. May mắn là ngay sau đó có một gia đình nhận nuôi cô. Những dị tật sơ sinh của cô gái được cho là có liên quan đến việc mẹ ruột của cô sinh năm 1986.
Ivan Shavrei được coi là anh hùng dân tộc của Ukraine. Ông là một trong những lính cứu hỏa đầu tiên có mặt ở hiện trường vào đêm xảy ra vụ nổ.
Nhìn từ bên ngoài, Lilla Kovaleva rất đỗi bình thường, nhưng cô bé người Belarus mắc phải những vấn đề tâm thần.
Một củ khoai tây từ khu vực bị ô nhiễm phóng xạ ở Chernobyl.