Hầm trú ẩn của Tổng thống Mỹ ở Nhà Trắng là một trong số các boong-ke ngầm có sức chống chịu hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh, được xây dựng thời chính quyền Tổng thống Truman và Eisenhower. Ảnh: Shutterstock.Boong-ke gần nhất nằm cách hàng trăm mét dưới lòng đất ở những nơi như Mount Weather, dãy núi Blue Ridge thuộc Virginia và dọc biên giới Maryland-Pennsylvania, cách không xa Trại David. Ảnh: CNN.CNN dẫn lời một quan chức Nhà Trắng và nguồn tin lực lượng thực thi pháp luật cho hay, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã được đưa xuống hầm trú ẩn của Nhà Trắng trong một khoảng thời gian ngắn khi đám đông người biểu tình tập trung bên ngoài tòa nhà này tối 29/5/2020. Ảnh: Reuters.Ông Donald Trump ở trong hầm ngầm khoảng một giờ trước khi được đưa trở lại mặt đất. Theo một nguồn tin thực thi pháp luật, cựu Đệ nhất phu nhân Melania Trump và con trai Barron cũng được đưa xuống hầm ngầm cùng Tổng thống. Ảnh: LAT.Nếu tình hình tại Nhà Trắng được nâng lên mức báo động Đỏ, Tổng thống Mỹ sẽ được đưa tới PEOC (Trung tâm Các hoạt động Khẩn cấp của Tổng thống, phía dưới Cánh Đông). Ảnh: Reuters.Tờ Washington Times đưa tin, PEOC là công trình kiên cố nằm phía dưới Cánh Đông của Nhà Trắng. Ảnh: FAS.PEOC được xây dựng trong Thế chiến II dưới thời Tổng thống Mỹ khi đó là ông Franklin D. Roosevelt (ảnh). Công trình này đủ kiên cố để chịu những lực tác động cực lớn, bao gồm cả ảnh hưởng của một vụ nổ hạt nhân.PEOC cũng được trang bị đầy đủ các thiết bị truyền thông phục vụ cho Tổng thống. Ảnh: The Guardian.Trong trường hợp khẩn cấp, Tổng thống Mỹ sẽ được đưa tới hầm trú ẩn bên dưới Nhà Trắng để đảm bảo an toàn và vẫn có thể tiếp tục làm việc. Trong ảnh là Tổng thống Mỹ George W. Bush trao đổi với các quan chức tại PEOC hồi năm 2001. Ảnh: The Guardian.Từ cánh cửa giấu kín trong Phòng Bầu dục của Nhà Trắng, người ta có thể đi vào một đường hầm dài 50 mét dẫn tới PEOC. Ảnh: Flickr.Được biết, PEOC từng là nơi Tổng thống Mỹ George W. Bush (ảnh) họp bàn với các quan chức để đưa ra những sách lược mang tính quyết định với an ninh nước Mỹ hồi năm 2001. Ảnh: IT.Mời độc giả xem video Lãnh đạo các nước chúc mừng ông Biden đắc cử Tổng thống Mỹ. Nguồn: THDT.
Hầm trú ẩn của Tổng thống Mỹ ở Nhà Trắng là một trong số các boong-ke ngầm có sức chống chịu hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh, được xây dựng thời chính quyền Tổng thống Truman và Eisenhower. Ảnh: Shutterstock.
Boong-ke gần nhất nằm cách hàng trăm mét dưới lòng đất ở những nơi như Mount Weather, dãy núi Blue Ridge thuộc Virginia và dọc biên giới Maryland-Pennsylvania, cách không xa Trại David. Ảnh: CNN.
CNN dẫn lời một quan chức Nhà Trắng và nguồn tin lực lượng thực thi pháp luật cho hay, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã được đưa xuống hầm trú ẩn của Nhà Trắng trong một khoảng thời gian ngắn khi đám đông người biểu tình tập trung bên ngoài tòa nhà này tối 29/5/2020. Ảnh: Reuters.
Ông Donald Trump ở trong hầm ngầm khoảng một giờ trước khi được đưa trở lại mặt đất. Theo một nguồn tin thực thi pháp luật, cựu Đệ nhất phu nhân Melania Trump và con trai Barron cũng được đưa xuống hầm ngầm cùng Tổng thống. Ảnh: LAT.
Nếu tình hình tại Nhà Trắng được nâng lên mức báo động Đỏ, Tổng thống Mỹ sẽ được đưa tới PEOC (Trung tâm Các hoạt động Khẩn cấp của Tổng thống, phía dưới Cánh Đông). Ảnh: Reuters.
Tờ Washington Times đưa tin, PEOC là công trình kiên cố nằm phía dưới Cánh Đông của Nhà Trắng. Ảnh: FAS.
PEOC được xây dựng trong Thế chiến II dưới thời Tổng thống Mỹ khi đó là ông Franklin D. Roosevelt (ảnh). Công trình này đủ kiên cố để chịu những lực tác động cực lớn, bao gồm cả ảnh hưởng của một vụ nổ hạt nhân.
PEOC cũng được trang bị đầy đủ các thiết bị truyền thông phục vụ cho Tổng thống. Ảnh: The Guardian.
Trong trường hợp khẩn cấp, Tổng thống Mỹ sẽ được đưa tới hầm trú ẩn bên dưới Nhà Trắng để đảm bảo an toàn và vẫn có thể tiếp tục làm việc. Trong ảnh là Tổng thống Mỹ George W. Bush trao đổi với các quan chức tại PEOC hồi năm 2001. Ảnh: The Guardian.
Từ cánh cửa giấu kín trong Phòng Bầu dục của Nhà Trắng, người ta có thể đi vào một đường hầm dài 50 mét dẫn tới PEOC. Ảnh: Flickr.
Được biết, PEOC từng là nơi Tổng thống Mỹ George W. Bush (ảnh) họp bàn với các quan chức để đưa ra những sách lược mang tính quyết định với an ninh nước Mỹ hồi năm 2001. Ảnh: IT.