Nhiếp ảnh gia Eric Lafforgue, 52 tuổi, lần đầu tiên tới thăm Triều Tiên vào năm 2008 và cho đến nay ông đã tới đất nước này 5 lần. Trong lần gần đây nhất, Lafforgue đã tới thăm Triều Tiên với tư cách là khách mời của một ngư dân tại ngôi làng hẻo lánh Jung Pyong Ri ở huyện Myongchon thuộc tỉnh Bắc Hamgyong. Nơi đây nổi tiếng với những bãi biển cát trắng tuyệt đẹp. Một gia đình phải thắp nến sau khi điện bị cắt vào lúc 9 giờ tối.Để tới được ngôi làng Jung Pyong Ri, nhiếp ảnh gia Lafforgue kể phải mất nhiều giờ ngồi trên xe bus di chuyển qua những con đường lầy lội và đầy ổ gà dọc bờ biển phía đông Triều Tiên. Ông đã nhìn thấy hàng rào điện ven biển để ngăn chặn sự tấn công từ Nhật Bản. Chiếc máy bơm tay được lắp đặt trong phòng tắm. Nhiếp ảnh gia Eric Lafforgue cho biết ông đã bị điện giật khi sử dụng bình nước nóng ở đây.“Bạn có thể thấy rõ cảnh nghèo khổ tại vùng nông thôn”, Lafforgue nói. “Từ trên xe bus, tôi nhìn thấy những ngôi nhà cũ xiêu vẹo với mái có thể sập bất cứ lúc nào. Hướng dẫn viên cho biết phần lớn du khách tới những vùng xa như thế này và tôi có thể là người châu Âu đầu tiên tới đây”.Sau một hành trình kéo dài nhiều giờ, Lafforgue cuối cùng cũng tới ngôi làng Jung Pyong Ri nằm giữa vịnh nhỏ và núi. “Đúng như mong đợi, những ngôi nhà mà tôi ở rất sạch sẽ và ngăn nắp. Làng Jung Pyong Ri dường như là một cộng đồng được chính phủ đầu tư nhiều”, Lafforgue nói. “Chỉ có 23 gia đình sống tại đây. Lúc đó, tôi nghĩ rằng mình bị lừa vào một bẫy du lịch với toàn diễn viên đóng cảnh thực tế”. Một trong những ngôi nhà được cho là sang trọng nhất tại ngôi làng Jung Pyong Ri.Hình ảnh của các nhà lãnh đạo Triều Tiên được treo trang trọng trong nhà một người dân.“Phòng khách giống như nhà kính với cây xanh được trồng trong những chậu lớn trước ghế sofa. Bức ảnh các nhà nhà lãnh đạo Triều Tiên được treo trang trọng trên tường”, Lafforgue cho biết. “Tôi ngạc nhiên khi thấy 3 chiếc tivi trong ngôi nhà. Theo hướng dẫn viên, mỗi gia đình ở Triều Tiên đều có ít nhất 3 chiếc tivi. Một chiếc để phát những bộ phim đen trắng của Nga, trong khi tivi màu để phát những ca khúc truyền thống”.Phòng ngủ dành cho Lafforgue được trang trí theo phong cách của những năm 1960 và không có giường. Mọi người ngủ trên sàn với một chiếc đệm rất mỏng. Được mời ăn ‘vịt biển” cho bữa trưa, nhưng Lafforgue không thể xác định đó là thịt gì nên ông quyết định chỉ ăn cua biển. Đây là một bữa ăn thịnh soạn nhất dành cho những gia đình nghèo ở đây.Trưởng thôn kể cho nhiếp ảnh gia Lafforgue một số câu chuyện về ngôi làng nhỏ này. Ông cho biết nơi đây vẫn bị chia cắt với phần còn lại của Triều Tiên cho đến khi du lịch phát triển mạnh vào những năm 1990.Ngôi làng Jung Pyong Ri là điểm du lịch hấp dẫn, đặc biệt đối với du khách từ Trung Quốc.“Cuộc sống rất khó khăn vào mùa đông và tình trạng thiếu lương thực cũng thỉnh thoảng xảy ra”, trưởng thôn nói với nhiếp ảnh gia Lafforgue. “Khoảng 80% du khách tới đây từ Trung Quốc, đặc biệt những người ở Bắc Kinh vì họ thích không khí trong lành ở đây”.Sau đó Lafforgue xin phép chủ nhà để về phòng nghỉ. Nhìn qua cửa sổ, ông thấy những con bò đực gầy mòn kéo theo xe chở đầy củi và những người phụ nữ vác theo bao hàng nặng trên lưng. Ông cũng thấy các bé gái hái hoa, trong khi một số người hái rau dại, mà ông cho là làm thực phẩm. Một cặp sinh đôi trong làng Jung Pyong Ri chơi đàn trước nhiếp ảnh gia Lafforgue.Nhiếp ảnh gia Lafforgue chụp được một bé gái hái hoa và cỏ bên đường.Vào ngày cuối cùng tại ngôi làng Jung Pyong Ri, nhiếp ảnh gia Lafforgue đã tế nhị đưa tiền cho chủ nhà, nhưng họ từ chối. Sau đó, họ chụp ảnh chung với nhau để làm kỷ niệm trước khi chia tay.Người dân ở nông thôn phải vật lộn kiếm ăn hàng ngày.
Nhiếp ảnh gia Eric Lafforgue, 52 tuổi, lần đầu tiên tới thăm Triều Tiên vào năm 2008 và cho đến nay ông đã tới đất nước này 5 lần. Trong lần gần đây nhất, Lafforgue đã tới thăm Triều Tiên với tư cách là khách mời của một ngư dân tại ngôi làng hẻo lánh Jung Pyong Ri ở huyện Myongchon thuộc tỉnh Bắc Hamgyong. Nơi đây nổi tiếng với những bãi biển cát trắng tuyệt đẹp. Một gia đình phải thắp nến sau khi điện bị cắt vào lúc 9 giờ tối.
Để tới được ngôi làng Jung Pyong Ri, nhiếp ảnh gia Lafforgue kể phải mất nhiều giờ ngồi trên xe bus di chuyển qua những con đường lầy lội và đầy ổ gà dọc bờ biển phía đông Triều Tiên. Ông đã nhìn thấy hàng rào điện ven biển để ngăn chặn sự tấn công từ Nhật Bản. Chiếc máy bơm tay được lắp đặt trong phòng tắm. Nhiếp ảnh gia Eric Lafforgue cho biết ông đã bị điện giật khi sử dụng bình nước nóng ở đây.
“Bạn có thể thấy rõ cảnh nghèo khổ tại vùng nông thôn”, Lafforgue nói. “Từ trên xe bus, tôi nhìn thấy những ngôi nhà cũ xiêu vẹo với mái có thể sập bất cứ lúc nào. Hướng dẫn viên cho biết phần lớn du khách tới những vùng xa như thế này và tôi có thể là người châu Âu đầu tiên tới đây”.
Sau một hành trình kéo dài nhiều giờ, Lafforgue cuối cùng cũng tới ngôi làng Jung Pyong Ri nằm giữa vịnh nhỏ và núi. “Đúng như mong đợi, những ngôi nhà mà tôi ở rất sạch sẽ và ngăn nắp. Làng Jung Pyong Ri dường như là một cộng đồng được chính phủ đầu tư nhiều”, Lafforgue nói. “Chỉ có 23 gia đình sống tại đây. Lúc đó, tôi nghĩ rằng mình bị lừa vào một bẫy du lịch với toàn diễn viên đóng cảnh thực tế”. Một trong những ngôi nhà được cho là sang trọng nhất tại ngôi làng Jung Pyong Ri.
Hình ảnh của các nhà lãnh đạo Triều Tiên được treo trang trọng trong nhà một người dân.
“Phòng khách giống như nhà kính với cây xanh được trồng trong những chậu lớn trước ghế sofa. Bức ảnh các nhà nhà lãnh đạo Triều Tiên được treo trang trọng trên tường”, Lafforgue cho biết. “Tôi ngạc nhiên khi thấy 3 chiếc tivi trong ngôi nhà. Theo hướng dẫn viên, mỗi gia đình ở Triều Tiên đều có ít nhất 3 chiếc tivi. Một chiếc để phát những bộ phim đen trắng của Nga, trong khi tivi màu để phát những ca khúc truyền thống”.
Phòng ngủ dành cho Lafforgue được trang trí theo phong cách của những năm 1960 và không có giường. Mọi người ngủ trên sàn với một chiếc đệm rất mỏng. Được mời ăn ‘vịt biển” cho bữa trưa, nhưng Lafforgue không thể xác định đó là thịt gì nên ông quyết định chỉ ăn cua biển. Đây là một bữa ăn thịnh soạn nhất dành cho những gia đình nghèo ở đây.
Trưởng thôn kể cho nhiếp ảnh gia Lafforgue một số câu chuyện về ngôi làng nhỏ này. Ông cho biết nơi đây vẫn bị chia cắt với phần còn lại của Triều Tiên cho đến khi du lịch phát triển mạnh vào những năm 1990.
Ngôi làng Jung Pyong Ri là điểm du lịch hấp dẫn, đặc biệt đối với du khách từ Trung Quốc.
“Cuộc sống rất khó khăn vào mùa đông và tình trạng thiếu lương thực cũng thỉnh thoảng xảy ra”, trưởng thôn nói với nhiếp ảnh gia Lafforgue. “Khoảng 80% du khách tới đây từ Trung Quốc, đặc biệt những người ở Bắc Kinh vì họ thích không khí trong lành ở đây”.
Sau đó Lafforgue xin phép chủ nhà để về phòng nghỉ. Nhìn qua cửa sổ, ông thấy những con bò đực gầy mòn kéo theo xe chở đầy củi và những người phụ nữ vác theo bao hàng nặng trên lưng. Ông cũng thấy các bé gái hái hoa, trong khi một số người hái rau dại, mà ông cho là làm thực phẩm. Một cặp sinh đôi trong làng Jung Pyong Ri chơi đàn trước nhiếp ảnh gia Lafforgue.
Nhiếp ảnh gia Lafforgue chụp được một bé gái hái hoa và cỏ bên đường.
Vào ngày cuối cùng tại ngôi làng Jung Pyong Ri, nhiếp ảnh gia Lafforgue đã tế nhị đưa tiền cho chủ nhà, nhưng họ từ chối. Sau đó, họ chụp ảnh chung với nhau để làm kỷ niệm trước khi chia tay.
Người dân ở nông thôn phải vật lộn kiếm ăn hàng ngày.