Ngày nay, mọi người đã quen với việc tự chọn mua hàng hóa tại siêu thị nhưng vào thời Xô Viết, họ có một hệ thống cửa hàng khác biệt.Đến bất kỳ cửa hàng thực phẩm Liên Xô nào, khách hàng sẽ chọn một mặt hàng (ví dụ, xúc xích hoặc pho mát), sau đó đưa người bán hàng cân nó và báo giá. Cuối cùng, bạn thanh toán tại quầy rồi mới được nhận hàng.Trong bài đăng này, chúng ta cùng nhìn lại bộ ảnh các cửa hàng thời Liên Xô và xem chúng khác với ngày nay như thế nào. Trong ảnh là một cửa hàng bán cá tươi thời Xô Viết.Đây là cửa hàng thịt vào những năm 1950. Các cửa hàng thông thường ở thành phố hiếm khi cung cấp đủ loại thịt, vì vậy, người dân thành thị phải đến các chợ nông sản địa phương, nơi thịt đắt gấp 2-3 lần nhưng ít nhất vẫn có sẵn.Ảnh chụp cửa hàng dệt kim đầu những năm 1960 tại Moscow. Điều đặc biệt là hàng hóa ở đây được trưng bày trong tủ kính nhằm giảm thiểu tình trạng trộm cắp.Trong các cửa hàng giày thời kỳ 1950-60, chắc hẳn khách hàng không thể lấy trộm một đôi giày bởi nơi này không có hàng mẫu trưng bày. Nếu muốn mua thì bạn phải chờ người bán hàng lấy kích cỡ cho.Người dân xếp hàng mua bánh mì bên ngoài cửa hàng ở Moscow năm 1988.Bên trong một cửa hàng thực phẩm ở nông thôn vùng Chelyabinsk, năm 1990. Hầu hết mọi người đều phải xếp hàng chờ mua và thức ăn có thể sẽ "cháy hàng" mặc dù có người đã chờ đợi cả ngày để tới lượt.Ngoài các cửa hàng thực phẩm, các thành phố còn có các cửa hàng ẩm thực cao cấp và siêu thị, nơi bán tất cả các loại thực phẩm và đồ gia dụng - giống như ngày nay.Tại những cửa hàng thực phẩm, các món đồ hộp thường được xếp thành hình chóp cao như một ngọn núi.Một cửa hàng cá bày rất nhiều đồ hộp từ cá trên các kệ hàng.Hình ảnh bên trong một trung tâm mua sắm ở Sochi, khu nghỉ mát Biển Đen, năm 1971. Ảnh: ER, RBTH.Mời độc giả xem video Xe tăng Đức đã khiến Liên Xô tuyệt vọng tới mức phải trông cậy vào loài chó?. Nguồn: QPVN.
Ngày nay, mọi người đã quen với việc tự chọn mua hàng hóa tại siêu thị nhưng vào thời Xô Viết, họ có một hệ thống cửa hàng khác biệt.
Đến bất kỳ cửa hàng thực phẩm Liên Xô nào, khách hàng sẽ chọn một mặt hàng (ví dụ, xúc xích hoặc pho mát), sau đó đưa người bán hàng cân nó và báo giá. Cuối cùng, bạn thanh toán tại quầy rồi mới được nhận hàng.
Trong bài đăng này, chúng ta cùng nhìn lại bộ ảnh các cửa hàng thời Liên Xô và xem chúng khác với ngày nay như thế nào. Trong ảnh là một cửa hàng bán cá tươi thời Xô Viết.
Đây là cửa hàng thịt vào những năm 1950. Các cửa hàng thông thường ở thành phố hiếm khi cung cấp đủ loại thịt, vì vậy, người dân thành thị phải đến các chợ nông sản địa phương, nơi thịt đắt gấp 2-3 lần nhưng ít nhất vẫn có sẵn.
Ảnh chụp cửa hàng dệt kim đầu những năm 1960 tại Moscow. Điều đặc biệt là hàng hóa ở đây được trưng bày trong tủ kính nhằm giảm thiểu tình trạng trộm cắp.
Trong các cửa hàng giày thời kỳ 1950-60, chắc hẳn khách hàng không thể lấy trộm một đôi giày bởi nơi này không có hàng mẫu trưng bày. Nếu muốn mua thì bạn phải chờ người bán hàng lấy kích cỡ cho.
Người dân xếp hàng mua bánh mì bên ngoài cửa hàng ở Moscow năm 1988.
Bên trong một cửa hàng thực phẩm ở nông thôn vùng Chelyabinsk, năm 1990. Hầu hết mọi người đều phải xếp hàng chờ mua và thức ăn có thể sẽ "cháy hàng" mặc dù có người đã chờ đợi cả ngày để tới lượt.
Ngoài các cửa hàng thực phẩm, các thành phố còn có các cửa hàng ẩm thực cao cấp và siêu thị, nơi bán tất cả các loại thực phẩm và đồ gia dụng - giống như ngày nay.
Tại những cửa hàng thực phẩm, các món đồ hộp thường được xếp thành hình chóp cao như một ngọn núi.
Một cửa hàng cá bày rất nhiều đồ hộp từ cá trên các kệ hàng.
Hình ảnh bên trong một trung tâm mua sắm ở Sochi, khu nghỉ mát Biển Đen, năm 1971. Ảnh: ER, RBTH.