“Cậu bé rừng xanh” ngoài đời thực và cái kết bi thảm

Google News

Được tìm thấy sau khoảng thời gian sống cùng bầy sói trong rừng rậm ở Ấn Độ, người đàn ông chưa kịp tái hòa nhập xã hội loài người thì qua đời.

Cuốn tiểu thuyết The Jungle Book của nhà văn Rudyard Kipling từ lâu đã nổi tiếng trên khắp thế giới. Cuốn tiểu thuyết này kể về Mowgli, một cậu bé bị cha mẹ bỏ rơi và được bầy sói nuôi dưỡng. Mặc dù được dạy về cách sống của thế giới động vật nhưng cậu chưa bao giờ học cách tương tác với người khác.

Tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Rudyard Kipling sau này đã được Disney chuyển thể thành nhiều bộ phim, với mục đích truyền tải thông điệp về sự hòa hợp giữa nền văn minh nhân loại và thiên nhiên. Tuy nhiên, ít người biết rằng The Jungle Book có thể được viết dựa trên những sự kiện có thật...

“Cau be rung xanh” ngoai doi thuc va cai ket bi tham

Một bức ảnh chụp Dina Sanichar, được biết đến rộng rãi với cái tên "Mowgli ngoài đời thực", vào khoảng giữa năm 1889 và 1894.

Thế kỷ 19, ở Ấn Độ có một người đàn ông tên là Dina Sanichar, được mệnh danh là Mowgli ngoài đời thực, bởi từ khi sinh ra, Dina đã được nuôi dưỡng bởi những con sói và trong suốt quãng thời gian đó, Dina đã nghĩ rằng mình là một con sói thực sự.

Đến tháng 2 năm 1867, một nhóm thợ săn đã phát hiện ra Dina khi anh đang nằm trong một hang động ở Uttar Pradesh, họ đã đưa anh đến trại trẻ mồ côi gần đó.

Tại đây, những người nuôi dưỡng đã cố gắng dạy cho Dina tất cả những thứ mà một đứa trẻ cần phải học, cũng là những thứ mà anh chưa từng tiếp xúc. Tuy nhiên, do Dina đã sống giữa bầy sói trong một khoảng thời gian rất lâu nên khoảng cách giữa hành vi của con người và bản năng động vật quá xa để anh có thể vượt qua. Và câu chuyện về anh – một Mowgli ngoài đời thực – đã không kết thúc như cách mà Disney từng dựng nên.

Dina Sanichar – cậu bé được nuôi dưỡng bởi loài sói

Quận Bulandshahr, Ấn Độ, một đêm tháng 2 năm 1867, nhóm thợ săn đang đi xuyên qua cánh rừng thì tình cờ gặp khoảng đất trống, bên kia là lối vào của một hang động. Nhóm thợ săn có niềm tin rằng bên trong hang động đó là một con sói đơn độc.

Họ đã nhanh chóng chuẩn bị các bước để phục kích con mồi một cách bất ngờ, nhưng họ đã phải dừng bước khi nhận ra đó hoàn toàn không phải là một con vật. Đó là cậu bé, chưa tới 6 tuổi. Khi nhìn thấy nhóm thợ săn, cậu bé không đến gần cũng như không trả lời bất cứ câu hỏi nào.

“Cau be rung xanh” ngoai doi thuc va cai ket bi tham-Hinh-2

Dina Sanichar thích ăn thịt sống và gặp khó khăn khi đứng bằng hai chân.

Không nhẫn tâm bỏ lại cậu bé trong khu rừng, những người thợ săn đã đưa cậu đến trại trẻ mồ côi Sikandra Mission ở thành phố Agra. Vì cậu bé không có tên nên những người nuôi dưỡng tại đây đã đặt cho cậu một cái tên, Dina Sanichar (theo tiếng Hindi có nghĩa là Thứ Bảy – tức là ngày mà Dina được hòa nhập với loài người).

Đấu tranh để thích nghi với thế giới "văn minh"

Dina phải đấu tranh với chính mình để thích nghi với thế giới "văn minh". Trong thời gian ở trại trẻ mồ côi Sikandra Mission, Dina thường được gọi với một cái tên khác, đó là "Cậu bé sói" bởi những gì mà Dina làm giống hành vi của động vật hơn là của con người.

Cậu bé đi lại bằng 4 chân và gặp khó khăn khi đứng trên 2 chân. Ngoài ra, thức ăn chính của cậu là thịt sống và thường gặm xương để mài răng.

“Cau be rung xanh” ngoai doi thuc va cai ket bi tham-Hinh-3

Về cuối đời, Dina bước đi thẳng như người và mặc quần áo.

Erhardt Lewis, giám đốc trại trẻ mồ cô Sikandra Mission, từng chia sẻ về trường hợp hi hữu của Dina cho một đồng nghiệp ở xa. "Khả năng sử dụng và phối hợp giữa hai tay và hai chân của cậu nhóc ấy thật đáng ngạc nhiên. Trước khi ăn hoặc thử bất kỳ món ăn nào, thằng bé sẽ ngửi nó trước tiên, nếu không thích mùi đó, nó sẽ vứt đi".

Việc giao tiếp với Dina Sanichar cực kỳ khó khăn bởi 2 lý do.

Đầu tiên, cậu bé không sử dụng và từ chối học ngôn ngữ của con người. Bất cứ khi nào muốn thể hiện bản thân, Dina sẽ gầm gừ hoặc hú lên giống như một con sói.

Thứ hai, cậu cũng không hiểu được việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu hay ngôn ngữ hình thể, đơn giản vì loài sói vốn không có cử chỉ nên phương pháp này cũng vô nghĩa đối với Dina.

Mặc dù trải qua một khoảng thời gian dài sống trong trại trẻ mồ côi, Dina cũng đã học được đôi phần cách để hiểu những gì mà người khác nói, bắt đầu cư xử giống một con người, đứng thẳng được và tự mặc quần áo, thậm chí Dian còn biết "hút thuốc lá". Thế nhưng việc ngôn ngữ, Dina không làm được, có lẽ bởi vì âm thanh lời nói của con người đối với cậu bé là một thứ gì đó vô cùng xa lạ.

Cái kết không có hậu của "Mowgli đời thực"

Dina Sanichar qua đời vào năm 1895 vì bệnh lao, khi anh mới được 35 tuổi. Mặc dù được tách khỏi cuộc sống hoang dã từ năm 6 tuổi và được sống trong môi trường của loài người gần 30 năm, nhưng anh chưa bao giờ hoàn toàn thích nghi được với cuộc sống ở trại trẻ mồ côi, chưa bao giờ sống như một người đàn ông đúng nghĩa.

Dù Dina Sanichar có phải là Mowgli ngoài đời thực hay không, câu chuyện của "Cậu bé sói" này có những điểm tương đồng nổi bật với nhân vật trong tác phẩm "The Jungle Book" của Rudyard Kipling.

 

Theo PV/Phụ Nữ Mới

>> xem thêm

Bình luận(0)