Xuất phát từ Nhật Bản cuối thập niên 60, đến nay Karaoke đã trở thành hoạt động giải trí phổ biến với thị trường toàn cầu trị giá hơn 1 tỷ USD. Từ “kara” có nghĩa là “không”, trong khi “oke” là viết tắt của “dàn nhạc”. Karaoke lần đầu tiên được biết đến tại một quầy bar ở thành phố Kobe nước này.Máy hát karaoke đầu tiên được phát minh bởi nhạc sĩ người Nhật Daisuke Inoue vào năm 1971. Tuy nhiên, cái tên “karaoke” không phải do ông nghĩ ra. Theo Inoue, tên gọi này xuất hiện do chủ quán bar ở Kobe quyết định dùng băng nhạc thu sẵn cho ca sĩ hát theo, vì dàn nhạc đình công không biểu diễn.Tại Nhật Bản khi đó, giải trí bằng âm nhạc rất phổ biến trong các bữa tiệc, quán bar. Daisuke Inoue dù đã tìm ra cách cung cấp các bản thu âm nhạc cụ để thỏa mãn mong muốn tự biểu diễn của người dân, song ông không bao giờ đăng ký bằng sáng chế. Năm 2004, Daisuke được trao giải Nobel hòa bình nhờ phát minh này.Nhà ở Nhật đa số làm bằng gỗ và xây gần nhau khiến người dân e ngại hát karaoke có thể làm phiền người khác. Nắm bắt tâm lý đó, các công ty tại đây tạo ra hộp karaoke khép kín, cách âm để mọi người tận hưởng đam mê mà không làm phiền người khác.Dần dần, các chủ quán bar, club và nhà hàng nhận ra đây là thị trường tiềm năng. Họ đặt máy karaoke trong quán để thu hút khách hàng, góp phần đẩy mạnh cơn sốt karaoke trên toàn Nhật Bản. Karaoke sau đó nhanh chóng phát triển sang các thị trường châu Á, Mỹ và châu Âu.Karaoke diễn ra ở mọi nơi, thậm chí cả trong taxi. Năm 2003, tại lễ hội âm nhạc Knebworth, Anh quốc, danh ca Robbie Williams và 120.000 ca sĩ khác đã ghi vào sách kỷ lục Guinness khi tạo ra sự kiện karaoke lớn nhất thế giới. Karaoke Carpool - tiết mục thuộc chương trình The Late Late Show with James Corden cũng thu hút đông đảo lượt xem trên toàn cầu.Từ dạng băng cassette thu thanh nhạc đệm thông thường, karaoke phát triển thành các định dạng mới như đĩa video, đĩa laser, CD có thể tích hợp lời bài hát trên đĩa. Tiến bộ này giúp karaoke càng phổ biến vì ít người nhớ được lời bài hát. Kể từ đó, dàn karaoke được cải tiến thêm, có màn hình hiển thị lời bài hát, chọn bài qua kho nhạc trực tuyến, chất lượng âm thanh cũng tốt hơn.Tuy nhiên, ô nhiễm âm thanh do karaoke gây ra cũng khiến nhà chức trách nhiều nước quan ngại. Tại Hong Kong, người hát karaoke trong khoảng từ 23h-7h sáng, hoặc gây ồn quá mức sẽ bị cảnh sát khu vực xử lý.Tại Philippines, ngày 8/10/2020, thị trưởng Manila, ông Isko Moreno thông báo cấm hoạt động karaoke vào ban ngày tại thủ đô. Lệnh được công bố trên tài khoản mạng xã hội của chính trị gia này, kèm ảnh chụp ông ký Sắc lệnh số 8688. Lệnh cấm áp dụng trong khoảng thời gian 7-17h, các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Những người vi phạm sắc lệnh lần đầu bị phạt 20 USD. Mức phạt cho các lần tiếp theo là 41 USD và 62 USD.Thống đốc tỉnh Cavite của Philippines, ông Jonvic Remulla còn kêu gọi người dân báo cáo những trường hợp hát karaoke gây ồn ào với chính quyền nhằm "giúp chống lại virus corona". Ông Jonvic cho rằng hát karaoke khiến người dân không có giấc ngủ ngon buổi tối, dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch trước sự xâm nhập của virus.
Xuất phát từ Nhật Bản cuối thập niên 60, đến nay Karaoke đã trở thành hoạt động giải trí phổ biến với thị trường toàn cầu trị giá hơn 1 tỷ USD. Từ “kara” có nghĩa là “không”, trong khi “oke” là viết tắt của “dàn nhạc”. Karaoke lần đầu tiên được biết đến tại một quầy bar ở thành phố Kobe nước này.
Máy hát karaoke đầu tiên được phát minh bởi nhạc sĩ người Nhật Daisuke Inoue vào năm 1971. Tuy nhiên, cái tên “karaoke” không phải do ông nghĩ ra. Theo Inoue, tên gọi này xuất hiện do chủ quán bar ở Kobe quyết định dùng băng nhạc thu sẵn cho ca sĩ hát theo, vì dàn nhạc đình công không biểu diễn.
Tại Nhật Bản khi đó, giải trí bằng âm nhạc rất phổ biến trong các bữa tiệc, quán bar. Daisuke Inoue dù đã tìm ra cách cung cấp các bản thu âm nhạc cụ để thỏa mãn mong muốn tự biểu diễn của người dân, song ông không bao giờ đăng ký bằng sáng chế. Năm 2004, Daisuke được trao giải Nobel hòa bình nhờ phát minh này.
Nhà ở Nhật đa số làm bằng gỗ và xây gần nhau khiến người dân e ngại hát karaoke có thể làm phiền người khác. Nắm bắt tâm lý đó, các công ty tại đây tạo ra hộp karaoke khép kín, cách âm để mọi người tận hưởng đam mê mà không làm phiền người khác.
Dần dần, các chủ quán bar, club và nhà hàng nhận ra đây là thị trường tiềm năng. Họ đặt máy karaoke trong quán để thu hút khách hàng, góp phần đẩy mạnh cơn sốt karaoke trên toàn Nhật Bản. Karaoke sau đó nhanh chóng phát triển sang các thị trường châu Á, Mỹ và châu Âu.
Karaoke diễn ra ở mọi nơi, thậm chí cả trong taxi. Năm 2003, tại lễ hội âm nhạc Knebworth, Anh quốc, danh ca Robbie Williams và 120.000 ca sĩ khác đã ghi vào sách kỷ lục Guinness khi tạo ra sự kiện karaoke lớn nhất thế giới. Karaoke Carpool - tiết mục thuộc chương trình The Late Late Show with James Corden cũng thu hút đông đảo lượt xem trên toàn cầu.
Từ dạng băng cassette thu thanh nhạc đệm thông thường, karaoke phát triển thành các định dạng mới như đĩa video, đĩa laser, CD có thể tích hợp lời bài hát trên đĩa. Tiến bộ này giúp karaoke càng phổ biến vì ít người nhớ được lời bài hát. Kể từ đó, dàn karaoke được cải tiến thêm, có màn hình hiển thị lời bài hát, chọn bài qua kho nhạc trực tuyến, chất lượng âm thanh cũng tốt hơn.
Tuy nhiên, ô nhiễm âm thanh do karaoke gây ra cũng khiến nhà chức trách nhiều nước quan ngại. Tại Hong Kong, người hát karaoke trong khoảng từ 23h-7h sáng, hoặc gây ồn quá mức sẽ bị cảnh sát khu vực xử lý.
Tại Philippines, ngày 8/10/2020, thị trưởng Manila, ông Isko Moreno thông báo cấm hoạt động karaoke vào ban ngày tại thủ đô. Lệnh được công bố trên tài khoản mạng xã hội của chính trị gia này, kèm ảnh chụp ông ký Sắc lệnh số 8688. Lệnh cấm áp dụng trong khoảng thời gian 7-17h, các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Những người vi phạm sắc lệnh lần đầu bị phạt 20 USD. Mức phạt cho các lần tiếp theo là 41 USD và 62 USD.
Thống đốc tỉnh Cavite của Philippines, ông Jonvic Remulla còn kêu gọi người dân báo cáo những trường hợp hát karaoke gây ồn ào với chính quyền nhằm "giúp chống lại virus corona". Ông Jonvic cho rằng hát karaoke khiến người dân không có giấc ngủ ngon buổi tối, dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch trước sự xâm nhập của virus.