Trung Quốc là một trong những nước phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nguồn nước tồi tệ nhất. Theo số liệu từ Viện Công cộng và Môi trường có trụ sở tại Bắc Kinh hồi năm 2017, chỉ 35% trong số hơn 12.000 địa điểm được khảo sát trên khắp nước này có chất lượng nguồn nước mặt tốt. Trong ảnh là một nhánh của sông Hoài chảy qua tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Được biết, sông Hoài là một trong những con sông ô nhiễm nặng nhất quốc gia này. Ảnh: CNN.Để giải quyết thực trạng này, chính quyền Trung Quốc đã ban hành nhiều bộ luật và quy định về quản lý ô nhiễm nguồn nước, đặt ra các mục tiêu và kế hoạch 5 năm để thực hiện việc kiểm soát nguồn nước. Hồi năm 2014, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã duyệt chi khoản ngân sách 330 tỉ USD để xử lí ô nhiễm nước. Ảnh: Reuters.Là một quốc gia công nghiệp, nước Mỹ cũng không thoát khỏi bóng đen của ô nhiễm nước. Trong năm 2015, mỏ Gold King ở Mỹ xảy ra vụ tràn nước thải khi nắp giữ nước thải bị vỡ và các chất độc hại tràn vào gần đó. Nước quanh khu vực này bị ô nhiễm bởi kim loại nặng.Đối phó với tình trạng ô nhiễm nguồn nước, chính quyền Mỹ đã ban hành nhiều đạo luật quy định về nguồn nước như Đạo luật Nước Sạch năm 1972, hay gần đây nhất là Đạo luật về tài chính và nâng cấp cơ sở hạ tầng cung cấp nước được Quốc hội Mỹ thông qua năm 2014. Ảnh: Sông Cuyahoga (Mỹ) - một trong những con sông ô nhiễm nhất nước này.Ấn Độ nằm trong số những nước phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm nguồn nước tồi tệ nhất thế giới. Theo một số thống kê, có tới 97 triệu người dân nước này không được tiếp cận nước sạch. Ảnh: Reuters.Chính phủ Ấn độ đã ban hành đạo luật Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm vào năm 1974 để bảo vệ tài nguyên nước, hướng tới bảo tồn nước sạch cho cư dân Ấn Độ. Đạo luật vẫn đang được sửa đổi cho đến nay, với những thay đổi gần đây nhất được thực hiện vào năm 2003. Chính quyền Thủ tướng Modi cũng đã đặt mục tiêu xử lý ô nhiễm tại các con sông của nước này là một trọng tâm trong chính sách về môi trường. Ảnh: Sông Hằng - con sông ô nhiễm nhất Ấn Độ. Ảnh: Reuters.Ô nhiễm nguồn nước tại Philippines diễn ra ngày càng nghiêm trọng do thói quen sinh hoạt mất vệ sinh và vô ý thức của nhiều người dân. Ngay cả tại thủ đô Manila, nhiều con kênh đã trở thành những "bãi rác" tự nhiên cho người dân sống xung quanh đó. Trước tình trạng đó, chính quyền Manila đã không ngừng kêu gọi người dân bảo vệ nguồn nước, lên án các hành vi xả rác bừa bãi, đồng thời tiến hành vớt rác thải định kỳ trên các con sông. Ảnh: Một con kênh ở Manila ngập trong rác thải.Theo một số thống kê trước đây, khoảng 200 triệu người dân ở Indonesia sống trong tình trạng thiếu nước sạch. Chưa kể, tình trạng xả thải bừa bãi cũng dẫn đến ô nhiễm nguồn nước nặng nề tại quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á này. Ảnh: Sông Citarum tại Indonesia - một trong những con sông bị đánh giá là ô nhiễm nhất thế giới.Chính quyền Indonesia đã cố gắng khắc phục vấn đề, khuyến khích các doanh nghiệp địa phương có biện pháp xử lý nước thải thông qua một số chương trình như chương trình “Sông Sắt” để khích lệ các công ty đăng ký và cam kết tham gia vào việc đánh giá nước và kiểm tra chất lượng nước thường xuyên. Ảnh: Reuters.Chính phủ Nhật Bản cũng phải đau đầu xử lý những vấn đề ô nhiễm nguồn nước mà nước này đang gặp phải. Chính quyền Nhật đã ban hành Luật Kiểm soát Ô nhiễm nước để điều chỉnh quy trình xử lý nước thải của các công ty. Nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến cũng đã được nghiên cứu và áp dụng để xử lý các nguồn nước bị ô nhiễm. Ảnh: nhà máy điện hạt nhân Fukushima năm 2011. Ảnh: Getty.Nhiều con sông bị ô nhiễm tại Đức. Quốc gia này đã sớm có những quy định về sử dụng và bảo vệ nguồn nước. Đạo luật nước liên bang được đưa ra vào năm 1957 nhằm làm sạch các nguồn nước trong tương lai. Đạo luật về phí nước thải điều chỉnh loại và lượng nước thải mà các ngành công nghiệp khác nhau cũng được áp dụng. Luật cũng quy định mức tiền phạt và hình phạt nếu vi phạm. Ảnh: Sông Rhine bị ô nhiễm ở Đức. Ảnh: Emaze.Nước là tài nguyên vô cùng quan trọng đối với Singapore, vì vậy, quốc gia này luôn nỗ lực và có những cải tiến đi đầu trong việc bảo vệ nguồn nước và xử lý nước thải. Nguồn nước đều được quản lý bởi Đạo luật về Bảo vệ và Quản lý môi trường nhằm giảm thiểu mọi rủi ro có thể xảy ra với nguồn nước và đảm bảo người dân luôn có đủ nước sạch để sử dụng. Ảnh: Nhà máy xử lý nước thải tại Singapore.
Mời độc giả xem thêm video: Ô nhiễm không khí là một nguyên nhân chính gây ung thư (Nguồn: VTC14)
Trung Quốc là một trong những nước phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nguồn nước tồi tệ nhất. Theo số liệu từ Viện Công cộng và Môi trường có trụ sở tại Bắc Kinh hồi năm 2017, chỉ 35% trong số hơn 12.000 địa điểm được khảo sát trên khắp nước này có chất lượng nguồn nước mặt tốt. Trong ảnh là một nhánh của sông Hoài chảy qua tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Được biết, sông Hoài là một trong những con sông ô nhiễm nặng nhất quốc gia này. Ảnh: CNN.
Để giải quyết thực trạng này, chính quyền Trung Quốc đã ban hành nhiều bộ luật và quy định về quản lý ô nhiễm nguồn nước, đặt ra các mục tiêu và kế hoạch 5 năm để thực hiện việc kiểm soát nguồn nước. Hồi năm 2014, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã duyệt chi khoản ngân sách 330 tỉ USD để xử lí ô nhiễm nước. Ảnh: Reuters.
Là một quốc gia công nghiệp, nước Mỹ cũng không thoát khỏi bóng đen của ô nhiễm nước. Trong năm 2015, mỏ Gold King ở Mỹ xảy ra vụ tràn nước thải khi nắp giữ nước thải bị vỡ và các chất độc hại tràn vào gần đó. Nước quanh khu vực này bị ô nhiễm bởi kim loại nặng.
Đối phó với tình trạng ô nhiễm nguồn nước, chính quyền Mỹ đã ban hành nhiều đạo luật quy định về nguồn nước như Đạo luật Nước Sạch năm 1972, hay gần đây nhất là Đạo luật về tài chính và nâng cấp cơ sở hạ tầng cung cấp nước được Quốc hội Mỹ thông qua năm 2014. Ảnh: Sông Cuyahoga (Mỹ) - một trong những con sông ô nhiễm nhất nước này.
Ấn Độ nằm trong số những nước phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm nguồn nước tồi tệ nhất thế giới. Theo một số thống kê, có tới 97 triệu người dân nước này không được tiếp cận nước sạch. Ảnh: Reuters.
Chính phủ Ấn độ đã ban hành đạo luật Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm vào năm 1974 để bảo vệ tài nguyên nước, hướng tới bảo tồn nước sạch cho cư dân Ấn Độ. Đạo luật vẫn đang được sửa đổi cho đến nay, với những thay đổi gần đây nhất được thực hiện vào năm 2003. Chính quyền Thủ tướng Modi cũng đã đặt mục tiêu xử lý ô nhiễm tại các con sông của nước này là một trọng tâm trong chính sách về môi trường. Ảnh: Sông Hằng - con sông ô nhiễm nhất Ấn Độ. Ảnh: Reuters.
Ô nhiễm nguồn nước tại Philippines diễn ra ngày càng nghiêm trọng do thói quen sinh hoạt mất vệ sinh và vô ý thức của nhiều người dân. Ngay cả tại thủ đô Manila, nhiều con kênh đã trở thành những "bãi rác" tự nhiên cho người dân sống xung quanh đó. Trước tình trạng đó, chính quyền Manila đã không ngừng kêu gọi người dân bảo vệ nguồn nước, lên án các hành vi xả rác bừa bãi, đồng thời tiến hành vớt rác thải định kỳ trên các con sông. Ảnh: Một con kênh ở Manila ngập trong rác thải.
Theo một số thống kê trước đây, khoảng 200 triệu người dân ở Indonesia sống trong tình trạng thiếu nước sạch. Chưa kể, tình trạng xả thải bừa bãi cũng dẫn đến ô nhiễm nguồn nước nặng nề tại quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á này. Ảnh: Sông Citarum tại Indonesia - một trong những con sông bị đánh giá là ô nhiễm nhất thế giới.
Chính quyền Indonesia đã cố gắng khắc phục vấn đề, khuyến khích các doanh nghiệp địa phương có biện pháp xử lý nước thải thông qua một số chương trình như chương trình “Sông Sắt” để khích lệ các công ty đăng ký và cam kết tham gia vào việc đánh giá nước và kiểm tra chất lượng nước thường xuyên. Ảnh: Reuters.
Chính phủ Nhật Bản cũng phải đau đầu xử lý những vấn đề ô nhiễm nguồn nước mà nước này đang gặp phải. Chính quyền Nhật đã ban hành Luật Kiểm soát Ô nhiễm nước để điều chỉnh quy trình xử lý nước thải của các công ty. Nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến cũng đã được nghiên cứu và áp dụng để xử lý các nguồn nước bị ô nhiễm. Ảnh: nhà máy điện hạt nhân Fukushima năm 2011. Ảnh: Getty.
Nhiều con sông bị ô nhiễm tại Đức. Quốc gia này đã sớm có những quy định về sử dụng và bảo vệ nguồn nước. Đạo luật nước liên bang được đưa ra vào năm 1957 nhằm làm sạch các nguồn nước trong tương lai. Đạo luật về phí nước thải điều chỉnh loại và lượng nước thải mà các ngành công nghiệp khác nhau cũng được áp dụng. Luật cũng quy định mức tiền phạt và hình phạt nếu vi phạm. Ảnh: Sông Rhine bị ô nhiễm ở Đức. Ảnh: Emaze.
Nước là tài nguyên vô cùng quan trọng đối với Singapore, vì vậy, quốc gia này luôn nỗ lực và có những cải tiến đi đầu trong việc bảo vệ nguồn nước và xử lý nước thải. Nguồn nước đều được quản lý bởi Đạo luật về Bảo vệ và Quản lý môi trường nhằm giảm thiểu mọi rủi ro có thể xảy ra với nguồn nước và đảm bảo người dân luôn có đủ nước sạch để sử dụng. Ảnh: Nhà máy xử lý nước thải tại Singapore.
Mời độc giả xem thêm video: Ô nhiễm không khí là một nguyên nhân chính gây ung thư (Nguồn: VTC14)