Trung Quốc: Tết Trung thu là lễ hội lớn thứ 2 tại Trung Quốc, chỉ sau Tết Nguyên đán, rất được người dân nước này coi trọng. Vào dịp Tết Trung thu, người Trung Quốc đều trở về sum họp với gia đình.Hầu hết các gia đình đều sẽ treo lồng đèn, ăn bánh nướng và cùng nhau ngắm trăng vào dịp đặc biệt này. Một số địa phương tổ chức lễ rước đèn lồng, múa lân và múa sư tử để đón Tết Trung thu thêm phần náo nhiệt.Hàn Quốc: Tết Trung thu hay Chuseok (lễ tạ ơn) là một trong những ngày lễ lớn nhất của Hàn Quốc. Theo truyền thống, đây là dịp nghỉ lễ kéo dài 3 ngày, từ ngày 14/8 – 16/8 âm lịch.Trong 3 ngày được nghỉ, người dân Hàn Quốc sẽ trở về thăm quê hương, viếng mộ tổ tiên, dành thời gian bên gia đình. Một số món ăn truyền thống dịp Tết Trung thu ở Hàn Quốc gồm bánh songpyeon (bánh gạo nếp hình bán nguyệt), trứng chiên gọi là jeon, thịt viên áp chảo, bánh đậu xanh và rượu gạo.Nhật Bản: Tết Trung thu ở Nhật Bản còn được gọi là Tsukimi hoặc O-tsukimi hay Lễ Ngắm trăng. Dịp lễ này được tổ chức 2 lần mỗi năm, lần thứ nhất là lễ Zyuyoga vào ngày 15/8 âm lịch, lần thứ 2 là lễ Zyusanya vào ngày 13/9 âm lịch.Vào ngày Rằm tháng 8 âm lịch, người Nhật thường tổ chức một buổi lễ trang trọng. Các thành viên trong gia đình sẽ quây quần, cùng nhau ăn bánh gạo tsukimi dango, uống trà hoặc saké và ngắm trăng.Thái Lan: Tết Trung thu ở Thái Lan được gọi là “lễ cầu trăng”, tổ chức vào đúng ngày 15/8 Âm lịch. Theo truyền thuyết, vào ngày này Bát Tiên sẽ mang đào tới cung trăng để chúc thọ Quan Âm bồ tát. Vì thế, người Thái rất thích làm bánh hình quả đào.Vào ngày Tết Trung thu, người dân sẽ quây quần bên gia đình cùng ăn mừng với hai món phổ biến là bưởi và sầu riêng để mong được viên mãn, sum vầy.Campuchia: Tết Trung thu ở Campuchia được tổ chức vào ngày 15/10 Âm lịch, muộn hơn hẳn so với các nước châu Á khác. Người Campuchia thường gọi Tết Trung thu là lễ hội Ok Om Pok.Bắt đầu lễ hội Ok Om Bok, từ sáng sớm, người Campuchia sẽ chuẩn bị lễ vật cúng nguyệt, gồm hoa tươi, súp sắn, cốm dẹt, nước mía.Myanmar: Tết Trung thu ở Myanmar được gọi với nhiều tên khác nhau như Lễ Trăng tròn, Tiết Quang Minh. Vào đêm rằm tháng 8, các gia đình đều thắp sáng những chiếc đèn lồng khiến các thành phố sáng rực, ánh sáng chiếu rọi khắp nơi.Bên cạnh đó, người Myanmar cũng tập trung lại cùng xem biểu diễn kịch, nhảy múa, xem phim và nhiều hoạt động vui chơi náo nhiệt khác trong đêm lễ hội này. Ảnh: IT.Mời độc giả xem video Hương vị ngày tết Trung thu thập niên 70. Nguồn: VTV24.
Trung Quốc: Tết Trung thu là lễ hội lớn thứ 2 tại Trung Quốc, chỉ sau Tết Nguyên đán, rất được người dân nước này coi trọng. Vào dịp Tết Trung thu, người Trung Quốc đều trở về sum họp với gia đình.
Hầu hết các gia đình đều sẽ treo lồng đèn, ăn bánh nướng và cùng nhau ngắm trăng vào dịp đặc biệt này. Một số địa phương tổ chức lễ rước đèn lồng, múa lân và múa sư tử để đón Tết Trung thu thêm phần náo nhiệt.
Hàn Quốc: Tết Trung thu hay Chuseok (lễ tạ ơn) là một trong những ngày lễ lớn nhất của Hàn Quốc. Theo truyền thống, đây là dịp nghỉ lễ kéo dài 3 ngày, từ ngày 14/8 – 16/8 âm lịch.
Trong 3 ngày được nghỉ, người dân Hàn Quốc sẽ trở về thăm quê hương, viếng mộ tổ tiên, dành thời gian bên gia đình. Một số món ăn truyền thống dịp Tết Trung thu ở Hàn Quốc gồm bánh songpyeon (bánh gạo nếp hình bán nguyệt), trứng chiên gọi là jeon, thịt viên áp chảo, bánh đậu xanh và rượu gạo.
Nhật Bản: Tết Trung thu ở Nhật Bản còn được gọi là Tsukimi hoặc O-tsukimi hay Lễ Ngắm trăng. Dịp lễ này được tổ chức 2 lần mỗi năm, lần thứ nhất là lễ Zyuyoga vào ngày 15/8 âm lịch, lần thứ 2 là lễ Zyusanya vào ngày 13/9 âm lịch.
Vào ngày Rằm tháng 8 âm lịch, người Nhật thường tổ chức một buổi lễ trang trọng. Các thành viên trong gia đình sẽ quây quần, cùng nhau ăn bánh gạo tsukimi dango, uống trà hoặc saké và ngắm trăng.
Thái Lan: Tết Trung thu ở Thái Lan được gọi là “lễ cầu trăng”, tổ chức vào đúng ngày 15/8 Âm lịch. Theo truyền thuyết, vào ngày này Bát Tiên sẽ mang đào tới cung trăng để chúc thọ Quan Âm bồ tát. Vì thế, người Thái rất thích làm bánh hình quả đào.
Vào ngày Tết Trung thu, người dân sẽ quây quần bên gia đình cùng ăn mừng với hai món phổ biến là bưởi và sầu riêng để mong được viên mãn, sum vầy.
Campuchia: Tết Trung thu ở Campuchia được tổ chức vào ngày 15/10 Âm lịch, muộn hơn hẳn so với các nước châu Á khác. Người Campuchia thường gọi Tết Trung thu là lễ hội Ok Om Pok.
Bắt đầu lễ hội Ok Om Bok, từ sáng sớm, người Campuchia sẽ chuẩn bị lễ vật cúng nguyệt, gồm hoa tươi, súp sắn, cốm dẹt, nước mía.
Myanmar: Tết Trung thu ở Myanmar được gọi với nhiều tên khác nhau như Lễ Trăng tròn, Tiết Quang Minh. Vào đêm rằm tháng 8, các gia đình đều thắp sáng những chiếc đèn lồng khiến các thành phố sáng rực, ánh sáng chiếu rọi khắp nơi.
Bên cạnh đó, người Myanmar cũng tập trung lại cùng xem biểu diễn kịch, nhảy múa, xem phim và nhiều hoạt động vui chơi náo nhiệt khác trong đêm lễ hội này. Ảnh: IT.