Hồ nước Maracaibo ở Venezuela được biết đến là vùng đất bị "trời đánh" nhiều nhất trên thế giới. Trung bình, mỗi năm nơi đây nhận khoảng 1,2 triệu tia sét. Sách Kỷ lục Guinness từng ghi nhận nơi đây bị sét đánh 300 đêm/năm.Lý do khiến hồ Catatumbo bị sét đánh nhiều và dữ dội như vậy là do địa hình của môi trường xung quanh. Cụ thể, hồ Maracaibo được bao bọc ba phía bởi các rặng núi, với bờ phía Bắc của hồ mở ra Vịnh Venezuela.Những tia sét trên hồ Maracaibo thường được hình thành cùng một thời điểm vào mỗi buổi tối. Tuy nhiên, nó có xu hướng hoạt động ít hơn vào mùa khô.Số lượng các cơn bão ở đây chỉ hơi giảm vào các tháng mùa khô (tháng 1 và tháng 2) và đạt đỉnh điểm vào mùa mưa, quanh tháng 10. Vào thời điểm này, cứ mỗi phút có thể quan sát thấy trung bình 28 cú sét đánh.Trung bình tia sét xuất hiện khoảng 140 - 160 đêm/năm, 10 giờ/ngày và 28 lần/phút. Trong những năm gần đây, sét Catatumbo được ghi vào Sách Kỷ lục Guinness khi xuất hiện 300 đêm/năm.Với số lượng tia sét nhiều như vậy, hồ Maracaibo trở thành địa điểm tạo ra ozone ở tầng đối lưu duy nhất trên thế giới.Những tia sét ở hồ Maracaibo còn gây chú ý khi có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, hồng, cam, tím...Sở dĩ những tia sét tại hồ Maracaibo có nhiều màu sắc như vậy xuất phát từ độ ẩm của không khí.Nếu độ ẩm không khí cao thì các giọt nước trong không khí rất nhỏ. Từ đó, những tia sét có màu sắc rực rỡ, bắt mắt. Khi độ ẩm càng thấp thì những tia sét sẽ có màu trắng thay vì đỏ, cam, tím.Vào năm 2016, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng họ có thể dự báo sự xuất hiện của Sét Catatumbo trước vài tháng - điều không thể thực hiện ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.Kết quả này giống như một vị cứu tinh cho người dân địa phương sinh sống ở đây, những người vốn dựa vào nguồn cá từ hồ Maracaibo để duy trì sinh kế.Trước đó, người dân địa phương thường sống trong những căn nhà sàn và việc bị sét đánh vốn cũng chẳng phải điều gì xa lạ với họ. Việc dự đoán được 'hướng đi' của sét đã giúp người dân có thể lao động trong điều kiện an toàn hơn. Ảnh: IT.
Hồ nước Maracaibo ở Venezuela được biết đến là vùng đất bị "trời đánh" nhiều nhất trên thế giới. Trung bình, mỗi năm nơi đây nhận khoảng 1,2 triệu tia sét. Sách Kỷ lục Guinness từng ghi nhận nơi đây bị sét đánh 300 đêm/năm.
Lý do khiến hồ Catatumbo bị sét đánh nhiều và dữ dội như vậy là do địa hình của môi trường xung quanh. Cụ thể, hồ Maracaibo được bao bọc ba phía bởi các rặng núi, với bờ phía Bắc của hồ mở ra Vịnh Venezuela.
Những tia sét trên hồ Maracaibo thường được hình thành cùng một thời điểm vào mỗi buổi tối. Tuy nhiên, nó có xu hướng hoạt động ít hơn vào mùa khô.
Số lượng các cơn bão ở đây chỉ hơi giảm vào các tháng mùa khô (tháng 1 và tháng 2) và đạt đỉnh điểm vào mùa mưa, quanh tháng 10. Vào thời điểm này, cứ mỗi phút có thể quan sát thấy trung bình 28 cú sét đánh.
Trung bình tia sét xuất hiện khoảng 140 - 160 đêm/năm, 10 giờ/ngày và 28 lần/phút. Trong những năm gần đây, sét Catatumbo được ghi vào Sách Kỷ lục Guinness khi xuất hiện 300 đêm/năm.
Với số lượng tia sét nhiều như vậy, hồ Maracaibo trở thành địa điểm tạo ra ozone ở tầng đối lưu duy nhất trên thế giới.
Những tia sét ở hồ Maracaibo còn gây chú ý khi có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, hồng, cam, tím...
Sở dĩ những tia sét tại hồ Maracaibo có nhiều màu sắc như vậy xuất phát từ độ ẩm của không khí.
Nếu độ ẩm không khí cao thì các giọt nước trong không khí rất nhỏ. Từ đó, những tia sét có màu sắc rực rỡ, bắt mắt. Khi độ ẩm càng thấp thì những tia sét sẽ có màu trắng thay vì đỏ, cam, tím.
Vào năm 2016, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng họ có thể dự báo sự xuất hiện của Sét Catatumbo trước vài tháng - điều không thể thực hiện ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.
Kết quả này giống như một vị cứu tinh cho người dân địa phương sinh sống ở đây, những người vốn dựa vào nguồn cá từ hồ Maracaibo để duy trì sinh kế.
Trước đó, người dân địa phương thường sống trong những căn nhà sàn và việc bị sét đánh vốn cũng chẳng phải điều gì xa lạ với họ. Việc dự đoán được 'hướng đi' của sét đã giúp người dân có thể lao động trong điều kiện an toàn hơn. Ảnh: IT.