Hoa Tây (Huaxi) từng được coi là ngôi làng giàu nhất Trung Quốc. Nơi này nằm trên diện tích 35 km2, có một tòa tháp khách sạn cao 328 m, các nhà dân được xây đồng bộ và một công viên với các công trình mô phỏng Vạn lý Trường thành, Khải hoàn môn... Ảnh: ReutersNằm cách thành phố Thượng Hải chừng 2 giờ lái xe về hướng tây bắc, cố Bí thư Đảng ủy Hoa Tây, ông Wu Renbao là người có công đầu trong công cuộc xây dựng ngôi làng trở nên giàu có.Vào năm 2010, làng Hoa Tây còn được chính quyền Trung Quốc trao danh hiệu "Ngôi làng số 1 về bình quân đầu người" khi thu nhập của họ đã vượt ngưỡng 10.000 USD. Đó cũng là thời điểm huy hoàng mà doanh thu của Tập đoàn Làng Hoa Tây vượt 50 tỷ nhân dân tệ. Ảnh: Business Insider.Business Insider cho biết vào thập niên 50, ngôi làng này chủ yếu làm nông nghiệp, với chỉ 600 cư dân và diện tích gần 1 km2. Nhưng sau khi Wu Renbao lên làm trưởng làng, Hoa Tây đã được cải tổ. Thập niên 80, tận dụng cơ hội khi Trung Quốc bắt đầu cải cách và mở cửa, ông Wu cho thành lập 12 doanh nghiệp trong làng, từ thép đến dệt may.Wu cũng cấm đánh bạc, ma túy, không cho phép mở quán bar, cafe Internet hay karaoke. Năm 2013, khoảng một phần ba nguồn thu của làng này đến từ ngành sắt thép. Hoa Tây nhập khẩu nguyên liệu thô từ Ấn Độ và Brazil, sau đó xuất khẩu sản phẩm sang hơn 40 quốc gia khác. Ảnh: Business Insider.Dệt may cũng là ngành đóng góp nguồn thu lớn cho họ. Gần như tất cả phụ nữ trong Hoa Tây làm việc bên máy may. Có thời điểm, làng này sở hữu tới 80 nhà máy. Đến năm 2013, nơi này có khoảng 2.000 cư dân, hưởng các quyền lợi như ở trong biệt thự, sở hữu 2 siêu xe, được học hành, chăm sóc y tế và sử dụng dầu ăn miễn phí. Họ được cho là có tài khoản ngân hàng lên tới 250.000 USD. Đổi lại, người dân phải làm việc cật lực trong các khu công nghiệp. Nếu chọn rời đi, họ sẽ mất tất cả. Ảnh: Business Insider.Biểu tượng sự thịnh vượng của Hoa Tây là khách sạn quốc tế 5 sao Long Wish, gồm 826 phòng với 16 phòng kiểu Tổng thống và 1 phòng Tổng thống "cấp vàng", được xây dựng ở khu vực trung tâm của làng. Ảnh: iStock.Trong khuôn viên khách sạn có bức tượng trâu trọng lượng một tấn, trị giá 300 triệu nhân dân tệ. Nhờ đó, làng thu hút nguồn lợi nhuận không nhỏ từ du lịch.Ngoài ra ngôi làng còn chi ra 3 tỷ nhân dân tệ xây tòa nhà chọc trời 72 tầng của riêng mình vào năm 2011. Công trình ấn tượng thậm chí cao hơn tháp Eiffel ở Paris hơn 4 m, cao hơn 18 m so với tháp trung tâm London. Ảnh: ReutersTuy nhiên, đó là câu chuyện của quá khứ. Làng Hoa Tây giờ ngập trong nợ nần. Sau năm 2008, ngành kinh doanh thép của Hoa Tây bắt đầu sa sút và rơi vào tình trạng cung vượt cầu. Từ đó, sự phát triển như vũ bão của làng đã có dấu hiệu chững lại. Ảnh: Lovepick.Tới năm 2013, ông Wu Renbao qua đời, con trai ông Wu Xie'en đã tiếp nhận vị trí lãnh đạo làng và trở thành CEO kế nhiệm của tập đoàn. Theo tờ Finance Sina, việc điều hành tập đoàn cũng dần "biến tướng" trở thành "doanh nghiệp gia đình" khi quyền lực dần nằm trong tay các thành viên nhà họ Wu. Điều này từng gây ra một số tranh cãi trong nội bộ những dân làng khác.Đặc biệt, sau khi trở nên nổi tiếng, làng Hoa Tây theo đuổi sự phát triển của ngành du lịch. Họ đã đầu tư rất nhiều tiền để xây dựng dãy biệt thự kiểu Tây dọc theo cảnh quan sông núi, cải thiện mạnh mẽ các cơ sở du lịch và tạo ra những công trình mang tính bước ngoặt như Bảo tàng Hoa Tây, hoặc các công trình giống hệt Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ, Khải Hoàn Môn ở Pháp và Nhà hát Opera Sydney ở Úc… Ảnh: Xcitefun.Thời gian đầu, các công trình sang trọng thu hút làn sóng khách du lịch nước ngoài. Nhưng sau đó, các thành phố du lịch mới dần dần phát triển, lượng khách du lịch ở làng Hoa Tây bắt đầu giảm mạnh trước áp lực cạnh tranh. Ngành du lịch được đầu tư lớn nhưng rơi vào tình cảnh thua lỗ. Ảnh: Xcitefun.Ngoài ra, các nhà máy thép bị buộc cạnh tranh với doanh nghiệp quốc doanh lớn hơn. Công ty dệt may gần khách sạn Longxi thì bán những chiếc áo phong cách cũ với giá lên tới 200 nhân dân tệ. Triển vọng kinh doanh của ngành này cũng không mấy sáng sủa khi các thương hiệu nước ngoài như Uniqlo và Gap thâm nhập vào Trung Quốc.Từ năm 2017, các khó khăn tài chính ập đến. Tập đoàn Hoa Tây đã nợ tới hơn 40 tỷ nhân dân tệ (khoảng gần 6 tỷ USD). Theo Think China, cổ tức của các cổ đông giảm từ 30% xuống còn 0,5%. Hàng trăm người dân sinh sống ở đây đã phải xếp hàng để lấy lại tiền gốc của họ từ tập đoàn Hoa Tây. Ảnh: Trip, Li Gen, Think China.Từng là niềm tự hào của thành phố, nhưng sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng xảy ra, làng Hoa Tây dần đánh mất danh hiệu "làng tỷ phú". Ảnh: Business Insider.Dù không còn thịnh vượng như xưa nhưng nền tảng vẫn còn đó, nhiều người cho rằng, nếu duy trì qua được giai đoạn khó khăn, tìm ra hướng đi đổi mới kịp thời thì họ vẫn có thể phát triển trở lại. Đầu năm 2023, giới chức Hoa Tây thậm chí phải lên tiếng bác tin đồn phá sản, dù khối nợ lên đến 6 tỷ USD. Ảnh: China Daily.
Hoa Tây (Huaxi) từng được coi là ngôi làng giàu nhất Trung Quốc. Nơi này nằm trên diện tích 35 km2, có một tòa tháp khách sạn cao 328 m, các nhà dân được xây đồng bộ và một công viên với các công trình mô phỏng Vạn lý Trường thành, Khải hoàn môn... Ảnh: Reuters
Nằm cách thành phố Thượng Hải chừng 2 giờ lái xe về hướng tây bắc, cố Bí thư Đảng ủy Hoa Tây, ông Wu Renbao là người có công đầu trong công cuộc xây dựng ngôi làng trở nên giàu có.
Vào năm 2010, làng Hoa Tây còn được chính quyền Trung Quốc trao danh hiệu "Ngôi làng số 1 về bình quân đầu người" khi thu nhập của họ đã vượt ngưỡng 10.000 USD. Đó cũng là thời điểm huy hoàng mà doanh thu của Tập đoàn Làng Hoa Tây vượt 50 tỷ nhân dân tệ. Ảnh: Business Insider.
Business Insider cho biết vào thập niên 50, ngôi làng này chủ yếu làm nông nghiệp, với chỉ 600 cư dân và diện tích gần 1 km2. Nhưng sau khi Wu Renbao lên làm trưởng làng, Hoa Tây đã được cải tổ. Thập niên 80, tận dụng cơ hội khi Trung Quốc bắt đầu cải cách và mở cửa, ông Wu cho thành lập 12 doanh nghiệp trong làng, từ thép đến dệt may.
Wu cũng cấm đánh bạc, ma túy, không cho phép mở quán bar, cafe Internet hay karaoke. Năm 2013, khoảng một phần ba nguồn thu của làng này đến từ ngành sắt thép. Hoa Tây nhập khẩu nguyên liệu thô từ Ấn Độ và Brazil, sau đó xuất khẩu sản phẩm sang hơn 40 quốc gia khác. Ảnh: Business Insider.
Dệt may cũng là ngành đóng góp nguồn thu lớn cho họ. Gần như tất cả phụ nữ trong Hoa Tây làm việc bên máy may. Có thời điểm, làng này sở hữu tới 80 nhà máy. Đến năm 2013, nơi này có khoảng 2.000 cư dân, hưởng các quyền lợi như ở trong biệt thự, sở hữu 2 siêu xe, được học hành, chăm sóc y tế và sử dụng dầu ăn miễn phí. Họ được cho là có tài khoản ngân hàng lên tới 250.000 USD. Đổi lại, người dân phải làm việc cật lực trong các khu công nghiệp. Nếu chọn rời đi, họ sẽ mất tất cả. Ảnh: Business Insider.
Biểu tượng sự thịnh vượng của Hoa Tây là khách sạn quốc tế 5 sao Long Wish, gồm 826 phòng với 16 phòng kiểu Tổng thống và 1 phòng Tổng thống "cấp vàng", được xây dựng ở khu vực trung tâm của làng. Ảnh: iStock.
Trong khuôn viên khách sạn có bức tượng trâu trọng lượng một tấn, trị giá 300 triệu nhân dân tệ. Nhờ đó, làng thu hút nguồn lợi nhuận không nhỏ từ du lịch.
Ngoài ra ngôi làng còn chi ra 3 tỷ nhân dân tệ xây tòa nhà chọc trời 72 tầng của riêng mình vào năm 2011. Công trình ấn tượng thậm chí cao hơn tháp Eiffel ở Paris hơn 4 m, cao hơn 18 m so với tháp trung tâm London. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, đó là câu chuyện của quá khứ. Làng Hoa Tây giờ ngập trong nợ nần. Sau năm 2008, ngành kinh doanh thép của Hoa Tây bắt đầu sa sút và rơi vào tình trạng cung vượt cầu. Từ đó, sự phát triển như vũ bão của làng đã có dấu hiệu chững lại. Ảnh: Lovepick.
Tới năm 2013, ông Wu Renbao qua đời, con trai ông Wu Xie'en đã tiếp nhận vị trí lãnh đạo làng và trở thành CEO kế nhiệm của tập đoàn. Theo tờ Finance Sina, việc điều hành tập đoàn cũng dần "biến tướng" trở thành "doanh nghiệp gia đình" khi quyền lực dần nằm trong tay các thành viên nhà họ Wu. Điều này từng gây ra một số tranh cãi trong nội bộ những dân làng khác.
Đặc biệt, sau khi trở nên nổi tiếng, làng Hoa Tây theo đuổi sự phát triển của ngành du lịch. Họ đã đầu tư rất nhiều tiền để xây dựng dãy biệt thự kiểu Tây dọc theo cảnh quan sông núi, cải thiện mạnh mẽ các cơ sở du lịch và tạo ra những công trình mang tính bước ngoặt như Bảo tàng Hoa Tây, hoặc các công trình giống hệt Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ, Khải Hoàn Môn ở Pháp và Nhà hát Opera Sydney ở Úc… Ảnh: Xcitefun.
Thời gian đầu, các công trình sang trọng thu hút làn sóng khách du lịch nước ngoài. Nhưng sau đó, các thành phố du lịch mới dần dần phát triển, lượng khách du lịch ở làng Hoa Tây bắt đầu giảm mạnh trước áp lực cạnh tranh. Ngành du lịch được đầu tư lớn nhưng rơi vào tình cảnh thua lỗ. Ảnh: Xcitefun.
Ngoài ra, các nhà máy thép bị buộc cạnh tranh với doanh nghiệp quốc doanh lớn hơn. Công ty dệt may gần khách sạn Longxi thì bán những chiếc áo phong cách cũ với giá lên tới 200 nhân dân tệ. Triển vọng kinh doanh của ngành này cũng không mấy sáng sủa khi các thương hiệu nước ngoài như Uniqlo và Gap thâm nhập vào Trung Quốc.
Từ năm 2017, các khó khăn tài chính ập đến. Tập đoàn Hoa Tây đã nợ tới hơn 40 tỷ nhân dân tệ (khoảng gần 6 tỷ USD). Theo Think China, cổ tức của các cổ đông giảm từ 30% xuống còn 0,5%. Hàng trăm người dân sinh sống ở đây đã phải xếp hàng để lấy lại tiền gốc của họ từ tập đoàn Hoa Tây. Ảnh: Trip, Li Gen, Think China.
Từng là niềm tự hào của thành phố, nhưng sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng xảy ra, làng Hoa Tây dần đánh mất danh hiệu "làng tỷ phú". Ảnh: Business Insider.
Dù không còn thịnh vượng như xưa nhưng nền tảng vẫn còn đó, nhiều người cho rằng, nếu duy trì qua được giai đoạn khó khăn, tìm ra hướng đi đổi mới kịp thời thì họ vẫn có thể phát triển trở lại. Đầu năm 2023, giới chức Hoa Tây thậm chí phải lên tiếng bác tin đồn phá sản, dù khối nợ lên đến 6 tỷ USD. Ảnh: China Daily.