Nằm ở rìa phía nam của ĐH Kyoto, Nhật Bản, khu ký túc xá Yoshida được xây hoàn toàn bằng gỗ và đã tồn tại trong suốt 105 năm qua. Ngoài bề dày lịch sử và lối kiến trúc cũ, những dãy nhà ở đây còn được biết đến bởi sự xuống cấp nghiêm trọng sau nhiều năm sử dụng.Được thành lập từ năm 1913, ban đầu ký túc xá này chỉ dành cho sinh viên nam và được quản lý bằng một hiệp hội sinh viên tự quản. Tuy nhiên, từ năm 1985, Yoshida bắt đầu chấp nhận nữ sinh và sau đó là sinh viên nước ngoài vào năm 1990. Hiện tại, gần 200 sinh viên đang sinh sống tại đây.Tòa nhà xiêu vẹo có thể bị xô đổ bởi bất kỳ trận động đất nào, hành lang đầy rác và bụi, nam và nữ phải dùng chung một nhà vệ sinh là những gì trang Japan Times mô tả về Yoshida trong bài viết đăng ngày 27/9 vừa qua.Năm 2010, CNN đã đăng bài báo có tiêu đề "Yoshida-ryo: Đổ nát, hư hỏng và hết sức bẩn thỉu". Hai bài viết cách nhau 8 năm nhưng các bức ảnh chụp khu ký túc xá cho thấy không hề có sự cải thiện đáng kể nào.Mới đây, ĐH Kyoto tuyên bố sẽ làm tất cả để đóng cửa ký túc xá 100 tuổi Yoshida. Lãnh đạo trường cho biết ký túc xá bằng gỗ đã xuống cấp trầm trọng và có thể bị đổ sập bất cứ lúc nào, đặc biệt là khi có động đất. Đây không phải lần đầu tiên kế hoạch dẹp bỏ khu ký túc xá hơn 100 tuổi được đưa ra. Trước đó, vào năm 1970 và 1986, nhà trường cũng có tuyên bố tương tự nhưng đã không thực hiện được.Bất chấp những mối nguy hiểm được nhà trường và truyền thông cảnh báo, toàn bộ sinh viên đang sinh sống tại Yoshida không hề có ý định chuyển đi. Phí sinh hoạt 2,5 nghìn yên/tháng/người (khoảng 500 nghìn đồng) ở khu ký túc xá này được xem là "rẻ kỷ lục" nếu so sánh với những nơi khác, có mức giá thấp nhất là 38 nghìn yên (gần 8 triệu đồng).Bên cạnh giá thuê thấp, các sinh viên cho biết họ không muốn rời Yoshida vì môi trường học tập đặc biệt ở đây. Sophia Yates, sinh viên ĐH Melbourne, ở Yoshida từ năm 2016, cho biết nhiều người nước ngoài như cô muốn ở lại vì các sinh viên Nhật Bản tại đây giúp họ cải thiện tiếng Nhật. "Tôi rất buồn nếu phải rời đi. Yoshida thực sự là nơi mà mọi người được chào đón. LGBT, sinh viên mọi lứa tuổi, người lập dị với trang phục khác thường... đều được chấp nhận. Tôi nghĩ điều đó hoàn toàn khác với phần còn lại của Nhật Bản", Yates giải thích.
Nằm ở rìa phía nam của ĐH Kyoto, Nhật Bản, khu ký túc xá Yoshida được xây hoàn toàn bằng gỗ và đã tồn tại trong suốt 105 năm qua. Ngoài bề dày lịch sử và lối kiến trúc cũ, những dãy nhà ở đây còn được biết đến bởi sự xuống cấp nghiêm trọng sau nhiều năm sử dụng.
Được thành lập từ năm 1913, ban đầu ký túc xá này chỉ dành cho sinh viên nam và được quản lý bằng một hiệp hội sinh viên tự quản. Tuy nhiên, từ năm 1985, Yoshida bắt đầu chấp nhận nữ sinh và sau đó là sinh viên nước ngoài vào năm 1990. Hiện tại, gần 200 sinh viên đang sinh sống tại đây.
Tòa nhà xiêu vẹo có thể bị xô đổ bởi bất kỳ trận động đất nào, hành lang đầy rác và bụi, nam và nữ phải dùng chung một nhà vệ sinh là những gì trang Japan Times mô tả về Yoshida trong bài viết đăng ngày 27/9 vừa qua.
Năm 2010, CNN đã đăng bài báo có tiêu đề "Yoshida-ryo: Đổ nát, hư hỏng và hết sức bẩn thỉu". Hai bài viết cách nhau 8 năm nhưng các bức ảnh chụp khu ký túc xá cho thấy không hề có sự cải thiện đáng kể nào.
Mới đây, ĐH Kyoto tuyên bố sẽ làm tất cả để đóng cửa ký túc xá 100 tuổi Yoshida. Lãnh đạo trường cho biết ký túc xá bằng gỗ đã xuống cấp trầm trọng và có thể bị đổ sập bất cứ lúc nào, đặc biệt là khi có động đất. Đây không phải lần đầu tiên kế hoạch dẹp bỏ khu ký túc xá hơn 100 tuổi được đưa ra. Trước đó, vào năm 1970 và 1986, nhà trường cũng có tuyên bố tương tự nhưng đã không thực hiện được.
Bất chấp những mối nguy hiểm được nhà trường và truyền thông cảnh báo, toàn bộ sinh viên đang sinh sống tại Yoshida không hề có ý định chuyển đi. Phí sinh hoạt 2,5 nghìn yên/tháng/người (khoảng 500 nghìn đồng) ở khu ký túc xá này được xem là "rẻ kỷ lục" nếu so sánh với những nơi khác, có mức giá thấp nhất là 38 nghìn yên (gần 8 triệu đồng).
Bên cạnh giá thuê thấp, các sinh viên cho biết họ không muốn rời Yoshida vì môi trường học tập đặc biệt ở đây. Sophia Yates, sinh viên ĐH Melbourne, ở Yoshida từ năm 2016, cho biết nhiều người nước ngoài như cô muốn ở lại vì các sinh viên Nhật Bản tại đây giúp họ cải thiện tiếng Nhật. "Tôi rất buồn nếu phải rời đi. Yoshida thực sự là nơi mà mọi người được chào đón. LGBT, sinh viên mọi lứa tuổi, người lập dị với trang phục khác thường... đều được chấp nhận. Tôi nghĩ điều đó hoàn toàn khác với phần còn lại của Nhật Bản", Yates giải thích.