Chân gót sen từng được coi là biểu tượng và tiêu chuẩn sắc đẹp của phụ nữ Trung Hoa thời phong kiến. Ngày nay, khi nhắc lại về tập tục này, nhiều phụ nữ vẫn chưa thoát khỏi sợ hãi và ám ảnh.Năm 1911, hủ tục bó chân này đã chính thức bị xóa bỏ ở đất nước tỷ dân. Thế nhưng tại nhiều vùng nông thôn Trung Quốc ngày nay, người ta vẫn có thể bắt gặp các cụ bà 70-80 tuổi với đôi chân gót sen “biến dạng".Tục bó chân được coi là một cách để buộc người phụ nữ phải phụ thuộc vào gia đình, do không thể tự đi lại dễ dàng nên họ sẽ phải phục tùng nhà chồng tuyệt đối.Để có được đôi chân "gót sen ba tấc", những bé gái 3 đến 4 tuổi sẽ được cha mẹ cho ngâm chân trong một chiếc chậu có chứa thảo dược và máu động vật để làm mềm bàn chân và tránh nhiễm trùng.Móng chân cũng được cắt ngắn nhất có thể để bó chân dễ dàng hơn. Sau đó, các ngón chân sẽ bị bẻ gãy, ép quặp xuống dưới. Đáng sợ hơn, người ta còn rạch thêm một đường giữa lòng bàn chân để bó chân càng chặt càng tốt.Quá trình bó chân diễn ra trong vòng 2 năm. Nhiều lần băng vải được tháo ra để người ta đánh thật mạnh vào lòng bàn chân của các bé gái, làm vỡ nát các xương.Vải cũng được thay để làm sạch chân thường xuyên. Khi vải được quấn lại, người con gái còn bị buộc phải đi lại trên nền nhà để bàn chân biến dạng hơn nữa.Thông thường các bà mẹ sẽ không được tham gia vào quá trình bó chân vì lo rằng họ sẽ vì thương con gái mà nới lỏng vải quấn. Sau 2 năm, hình dạng bàn chân sẽ được giữ như vậy cho tới cuối đời.Những biến chứng của việc bó chân thường là mưng mủ, sưng hay thậm chí là hoại tử do nhiễm trùng. Khoảng 10% trẻ em gái thời đó đã chết vì nhiễm trùng bàn chân khi bó chân.Đối với nhiều cụ già tại Trung Quốc, cho đến giờ họ ám ảnh với cảm giác đau đớn khi bị bó chân lúc nhỏ. Ảnh: Shutterstock, DM.Mời độc giả xem video Kéo vợ - Khi phong tục bị biến tướng thành hủ tục. Nguồn: VTV24.
Chân gót sen từng được coi là biểu tượng và tiêu chuẩn sắc đẹp của phụ nữ Trung Hoa thời phong kiến. Ngày nay, khi nhắc lại về tập tục này, nhiều phụ nữ vẫn chưa thoát khỏi sợ hãi và ám ảnh.
Năm 1911, hủ tục bó chân này đã chính thức bị xóa bỏ ở đất nước tỷ dân. Thế nhưng tại nhiều vùng nông thôn Trung Quốc ngày nay, người ta vẫn có thể bắt gặp các cụ bà 70-80 tuổi với đôi chân gót sen “biến dạng".
Tục bó chân được coi là một cách để buộc người phụ nữ phải phụ thuộc vào gia đình, do không thể tự đi lại dễ dàng nên họ sẽ phải phục tùng nhà chồng tuyệt đối.
Để có được đôi chân "gót sen ba tấc", những bé gái 3 đến 4 tuổi sẽ được cha mẹ cho ngâm chân trong một chiếc chậu có chứa thảo dược và máu động vật để làm mềm bàn chân và tránh nhiễm trùng.
Móng chân cũng được cắt ngắn nhất có thể để bó chân dễ dàng hơn. Sau đó, các ngón chân sẽ bị bẻ gãy, ép quặp xuống dưới. Đáng sợ hơn, người ta còn rạch thêm một đường giữa lòng bàn chân để bó chân càng chặt càng tốt.
Quá trình bó chân diễn ra trong vòng 2 năm. Nhiều lần băng vải được tháo ra để người ta đánh thật mạnh vào lòng bàn chân của các bé gái, làm vỡ nát các xương.
Vải cũng được thay để làm sạch chân thường xuyên. Khi vải được quấn lại, người con gái còn bị buộc phải đi lại trên nền nhà để bàn chân biến dạng hơn nữa.
Thông thường các bà mẹ sẽ không được tham gia vào quá trình bó chân vì lo rằng họ sẽ vì thương con gái mà nới lỏng vải quấn. Sau 2 năm, hình dạng bàn chân sẽ được giữ như vậy cho tới cuối đời.
Những biến chứng của việc bó chân thường là mưng mủ, sưng hay thậm chí là hoại tử do nhiễm trùng. Khoảng 10% trẻ em gái thời đó đã chết vì nhiễm trùng bàn chân khi bó chân.
Đối với nhiều cụ già tại Trung Quốc, cho đến giờ họ ám ảnh với cảm giác đau đớn khi bị bó chân lúc nhỏ. Ảnh: Shutterstock, DM.