Italy: Italy là nơi bắt nguồn của Đế chế La Mã hùng mạnh trải dài 16 thế kỷ, cũng như phong trào văn hóa Phục Hưng giai đoạn thế kỷ 15 đến thế kỷ 17. Do đó, nơi đây có nhiều di sản Thế giới được Unesco công nhận hơn bất kỳ quốc gia nào. Trong số 53 di sản, nổi tiếng nhất có thể kể đến tháp nghiêng Pisa, đấu trường La Mã, Villa Romana del Casale hay lâu đài Castel del Monte. Ảnh: Worldatlas.Trung Quốc: Trung Quốc có 48 di sản thế giới, gồm các vườn quốc gia và di tích văn hóa lịch sử ấn tượng. Trong đó, Vạn Lý Trường Thành là công trình nhân tạo dài nhất thế giới, được xây dựng trong hơn 2.000 năm. Ảnh: Travelandleisure.Tây Ban Nha: Tây Ban Nha có 39 di sản thế giới do Unesco công nhận. Trong đó, nhiều di sản văn hóa được đánh giá cao như tường thành La Mã ở Lugo hay nhà thờ chính tòa Burgos. Ảnh: Madridsensations.Pháp: Trong số 41 di sản thế giới tại Pháp, du khách có thể khám phá những công trình kiến trúc nổi tiếng như Mont Saint Michel, Khải Hoàn Môn hay cung điện Versailles đồ sộ, nơi ở của vua và hoàng hậu Pháp. Ảnh: Prezi.Đức: Đức có những di tích văn hóa gắn liền với Đế chế La Mã cổ đại và lịch sử phát triển của đất nước. Những điểm đến nổi bật trong số 38 di sản thế giới ở đây là lâu đài Wartburg hay nhà thờ Cologne. Ảnh: Emeraldwaterways.Mexico: Mexico là quê hương của hai nền văn minh cổ đại Maya và Aztecs. Quốc gia này có 34 di sản thế giới, gồm các khu bảo tồn, di tích, thành phố, thị trấn cổ gắn liền với lịch sử.Trong đó, thành phố Teotihuacan được công nhận là di sản thế giới năm 1987 nổi tiếng với hai kim tự tháp Mặt Trời và Mặt Trăng. Ảnh: Monipag.Ấn Độ: Ấn Độ là nơi sản sinh ra một số nền văn minh cổ xưa nhất. Đồng thời, đây cũng là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn như Phật giáo, Hindu giáo hay đạo Sikh. Trong số 35 di sản thế giới được Unesco công nhận ở Ấn Độ, nổi tiếng nhất là đền Taj Mahal, lăng mộ do Hoàng đế Môgôn Shāh Jahān xây dựng để tưởng nhớ Hoàng hậu Mumtaz Mahal. Ảnh: Worldatlas.Anh: Anh có 29 di sản thế giới. Phần lớn là những di tích văn hoá, các công trình kiến trúc gắn liền với lịch sử chiếm đóng của La Mã, hay quá trình xây dựng và phát triển của quốc gia. Trong đó, cung điện Westminster nằm bên bờ sông Thames là một điểm đến hút khách. Ảnh: iStock.Anh: Anh có 29 di sản thế giới. Phần lớn là những di tích văn hoá, các công trình kiến trúc gắn liền với lịch sử chiếm đóng của La Mã, hay quá trình xây dựng và phát triển của quốc gia. Trong đó, cung điện Westminster nằm bên bờ sông Thames là một điểm đến hút khách. Ảnh: iStock.Mỹ: Mỹ có nhiều di tích văn hóa của người thổ dân bản địa, như Taos Pueblo. Bên cạnh đó, một số di sản từ thế kỷ 19 và 20 cũng không kém phần độc đáo, nổi bật nhất là tượng Nữ thần Tự do khánh thành năm 1886. Ngoài ra, Mỹ có các vườn quốc gia rộng lớn với khí hậu đa dạng, như Grand Canyon hay Yellowstone. Ảnh: Newyorkpost.
Italy: Italy là nơi bắt nguồn của Đế chế La Mã hùng mạnh trải dài 16 thế kỷ, cũng như phong trào văn hóa Phục Hưng giai đoạn thế kỷ 15 đến thế kỷ 17. Do đó, nơi đây có nhiều di sản Thế giới được Unesco công nhận hơn bất kỳ quốc gia nào. Trong số 53 di sản, nổi tiếng nhất có thể kể đến tháp nghiêng Pisa, đấu trường La Mã, Villa Romana del Casale hay lâu đài Castel del Monte. Ảnh: Worldatlas.
Trung Quốc: Trung Quốc có 48 di sản thế giới, gồm các vườn quốc gia và di tích văn hóa lịch sử ấn tượng. Trong đó, Vạn Lý Trường Thành là công trình nhân tạo dài nhất thế giới, được xây dựng trong hơn 2.000 năm. Ảnh: Travelandleisure.
Tây Ban Nha: Tây Ban Nha có 39 di sản thế giới do Unesco công nhận. Trong đó, nhiều di sản văn hóa được đánh giá cao như tường thành La Mã ở Lugo hay nhà thờ chính tòa Burgos. Ảnh: Madridsensations.
Pháp: Trong số 41 di sản thế giới tại Pháp, du khách có thể khám phá những công trình kiến trúc nổi tiếng như Mont Saint Michel, Khải Hoàn Môn hay cung điện Versailles đồ sộ, nơi ở của vua và hoàng hậu Pháp. Ảnh: Prezi.
Đức: Đức có những di tích văn hóa gắn liền với Đế chế La Mã cổ đại và lịch sử phát triển của đất nước. Những điểm đến nổi bật trong số 38 di sản thế giới ở đây là lâu đài Wartburg hay nhà thờ Cologne. Ảnh: Emeraldwaterways.
Mexico: Mexico là quê hương của hai nền văn minh cổ đại Maya và Aztecs. Quốc gia này có 34 di sản thế giới, gồm các khu bảo tồn, di tích, thành phố, thị trấn cổ gắn liền với lịch sử.Trong đó, thành phố Teotihuacan được công nhận là di sản thế giới năm 1987 nổi tiếng với hai kim tự tháp Mặt Trời và Mặt Trăng. Ảnh: Monipag.
Ấn Độ: Ấn Độ là nơi sản sinh ra một số nền văn minh cổ xưa nhất. Đồng thời, đây cũng là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn như Phật giáo, Hindu giáo hay đạo Sikh. Trong số 35 di sản thế giới được Unesco công nhận ở Ấn Độ, nổi tiếng nhất là đền Taj Mahal, lăng mộ do Hoàng đế Môgôn Shāh Jahān xây dựng để tưởng nhớ Hoàng hậu Mumtaz Mahal. Ảnh: Worldatlas.
Anh: Anh có 29 di sản thế giới. Phần lớn là những di tích văn hoá, các công trình kiến trúc gắn liền với lịch sử chiếm đóng của La Mã, hay quá trình xây dựng và phát triển của quốc gia. Trong đó, cung điện Westminster nằm bên bờ sông Thames là một điểm đến hút khách. Ảnh: iStock.
Anh: Anh có 29 di sản thế giới. Phần lớn là những di tích văn hoá, các công trình kiến trúc gắn liền với lịch sử chiếm đóng của La Mã, hay quá trình xây dựng và phát triển của quốc gia. Trong đó, cung điện Westminster nằm bên bờ sông Thames là một điểm đến hút khách. Ảnh: iStock.
Mỹ: Mỹ có nhiều di tích văn hóa của người thổ dân bản địa, như Taos Pueblo. Bên cạnh đó, một số di sản từ thế kỷ 19 và 20 cũng không kém phần độc đáo, nổi bật nhất là tượng Nữ thần Tự do khánh thành năm 1886. Ngoài ra, Mỹ có các vườn quốc gia rộng lớn với khí hậu đa dạng, như Grand Canyon hay Yellowstone. Ảnh: Newyorkpost.