Hải âu cổ rụt là một trong những động vật có nguy cơ tuyệt chủng do biến đổi khí hậu. Khi nước biển ấm lên làm ảnh hưởng tới loài cá, loài hải âu cổ rụt và những loài chim biển khác sẽ tìm kiếm thức ăn khó khăn hơn. Trong khi các loài cá có thể dễ dàng di chuyển tới vùng biển lạnh và xa hơn, loài chim hải âu cổ rụt chỉ có thể săn mồi gần nơi làm tổ của chúng.Rùa biển đang phải đối mặt với những đe dọa từ vấn đề khai thác thủy sản quá mức và rác thải, nên biến đổi khí hậu khiến chúng càng phải chịu nhiều sức ép. Nước biển dâng sẽ làm xói mòn nơi đẻ trứng của rùa, trong khi nhiệt độ tăng khiến tỷ lệ trứng nở giảm cũng như ảnh hưởng tới môi trường sống của chúng dưới biển.Môi trường sống của loài chuột pika mở Mỹ hiện chỉ còn bằng 1/3 so với trước đây. Nguyên nhân chính là do nhiệt độ tăng cao khiến chúng không thích nghi kịp. Bởi vì loài động vật này không thể sống sót ở nhiệt độ trên 25 độ C.Báo tuyết từ lâu đã nằm trong danh sách những động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao do nạn săn bắn và môi trường sống thu hẹp. Hệ sinh thái biến đổi do biến đổi khí hậu khiến báo tuyết săn mồi khó khăn hơn ảnh hưởng đến khả năng sinh tồn của chúng.Số lượng cá tuyết bắt đầu suy giảm từ những năm 1900 do đánh bắt quá mức và chưa bao giờ tăng trở lại. Ngoài ra nước biển ấm hơn làm thay đổi hệ sinh thái biển cũng ảnh hưởng tới nguồn thức ăn và khả năng sinh sản của loài cá này.Môi trường sống của tuần lộc là những vùng lạnh giá với tuyết phủ quanh năm, biến đổi khí hậu khiến những vùng có điều kiện như vậy ngày càng thu hẹp. Ngoài ra, hiện tượng băng tuyết tan chảy tạo ra các dòng nước cô lập tuần lộc di chuyển và có thể cuốn trôi chúng.Một trong những nạn nhân điển hình của biến đổi khí hậu là gấu Bắc cực. Các nhà khoa học cảnh báo biến đổi khí hậu sẽ khiến số lượng loài động vật giảm 30% trong vòng 40 năm nữa. Nguyên nhân là do băng tan khiến gấu Bắc cực săn mồi khó khăn.Một nghiên cứu gần đây cho thấy số lượng chim cánh cụt sẽ giảm 19% trong thế kỷ này. Giống như gấu Bắc cực, chim cánh cụt sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thức ăn khi băng tan nhanh do biến đổi khí hậu.Lượng khí thải C02 tăng khiến loài cây bạch đàn mà gấu túi thích ăn giảm chất dinh dưỡng. Điều này đồng nghĩa gấu túi bị suy dinh dưỡng và chết đói tăng lên. Thời tiết nóng cũng khiến loài động vật này phải uống đất uống nước nhiều hơn, tăng nguy cơ bị kẻ thù tấn công.
Hải âu cổ rụt là một trong những động vật có nguy cơ tuyệt chủng do biến đổi khí hậu. Khi nước biển ấm lên làm ảnh hưởng tới loài cá, loài hải âu cổ rụt và những loài chim biển khác sẽ tìm kiếm thức ăn khó khăn hơn. Trong khi các loài cá có thể dễ dàng di chuyển tới vùng biển lạnh và xa hơn, loài chim hải âu cổ rụt chỉ có thể săn mồi gần nơi làm tổ của chúng.
Rùa biển đang phải đối mặt với những đe dọa từ vấn đề khai thác thủy sản quá mức và rác thải, nên biến đổi khí hậu khiến chúng càng phải chịu nhiều sức ép. Nước biển dâng sẽ làm xói mòn nơi đẻ trứng của rùa, trong khi nhiệt độ tăng khiến tỷ lệ trứng nở giảm cũng như ảnh hưởng tới môi trường sống của chúng dưới biển.
Môi trường sống của loài chuột pika mở Mỹ hiện chỉ còn bằng 1/3 so với trước đây. Nguyên nhân chính là do nhiệt độ tăng cao khiến chúng không thích nghi kịp. Bởi vì loài động vật này không thể sống sót ở nhiệt độ trên 25 độ C.
Báo tuyết từ lâu đã nằm trong danh sách những động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao do nạn săn bắn và môi trường sống thu hẹp. Hệ sinh thái biến đổi do biến đổi khí hậu khiến báo tuyết săn mồi khó khăn hơn ảnh hưởng đến khả năng sinh tồn của chúng.
Số lượng cá tuyết bắt đầu suy giảm từ những năm 1900 do đánh bắt quá mức và chưa bao giờ tăng trở lại. Ngoài ra nước biển ấm hơn làm thay đổi hệ sinh thái biển cũng ảnh hưởng tới nguồn thức ăn và khả năng sinh sản của loài cá này.
Môi trường sống của tuần lộc là những vùng lạnh giá với tuyết phủ quanh năm, biến đổi khí hậu khiến những vùng có điều kiện như vậy ngày càng thu hẹp. Ngoài ra, hiện tượng băng tuyết tan chảy tạo ra các dòng nước cô lập tuần lộc di chuyển và có thể cuốn trôi chúng.
Một trong những nạn nhân điển hình của biến đổi khí hậu là gấu Bắc cực. Các nhà khoa học cảnh báo biến đổi khí hậu sẽ khiến số lượng loài động vật giảm 30% trong vòng 40 năm nữa. Nguyên nhân là do băng tan khiến gấu Bắc cực săn mồi khó khăn.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy số lượng chim cánh cụt sẽ giảm 19% trong thế kỷ này. Giống như gấu Bắc cực, chim cánh cụt sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thức ăn khi băng tan nhanh do biến đổi khí hậu.
Lượng khí thải C02 tăng khiến loài cây bạch đàn mà gấu túi thích ăn giảm chất dinh dưỡng. Điều này đồng nghĩa gấu túi bị suy dinh dưỡng và chết đói tăng lên. Thời tiết nóng cũng khiến loài động vật này phải uống đất uống nước nhiều hơn, tăng nguy cơ bị kẻ thù tấn công.