“Cháu muốn trở thành võ sĩ như Endo”, Chikara Yamanobe, 5 tuổi, nói về ước mơ trở thành ngôi sao sumo của Nhật Bản. Yamanobe cùng nhiều bạn khác dành 3 tiếng mỗi ngày tại phòng tập, hay còn gọi là dojo, ở phía nam thủ đô Tokyo. Các em cùng nhau nuôi dưỡng ước mơ trở thành những võ sĩ sumo chuyên nghiệp của "đất nước mặt trời mọc”.Ông Kento Nakazawa, thuộc Hiệp hội Sumo Nhật Bản, cho biết sumo không phải là môn thể thao phổ biến như bóng đá và bóng rổ. Hàng năm, hiệp hội thường tổ chức một lớp dạy môn võ truyền thống này cho trẻ em tại 6 địa điểm. Khoảng 50 tới 60 học viên nhí tham dự các lớp học này, theo Washington Post.Các học viên nhí chuẩn bị thượng đài. Vật sumo bắt nguồn từ nghi lễ tôn giáo Shinto cùng những lời nguyện cầu cho một mùa màng bội thu.Theo quy định của môn võ truyền thống Nhật Bản, hai võ sĩ đấu với nhau trong một vòng tròn được gọi là dohyo có đường kính khoảng 4,55 m. Ai ngã trước hoặc bị đẩy khỏi dohyo trước là người thua.Yamanobe, 5 tuổi, nghỉ ngơi sau khi bị đau trong lúc tập luyện.Goki Takahashi, 13 tuổi, thấm mệt sau bài tập.Yamanobe luyện tập cùng Makoto Iwasaki, một đối thủ nhiều tuổi hơn và vượt trội về hình thể.Hầu hết học viên của môn võ truyền thống của Nhật Bản là nam giới.Kojiro Ishikawa (phải), 7 tuổi, cố dùng lực để đẩy ngã Itto Kiyomiya, 13 tuổi, trong buổi tập.Thầy Shinichi Taira quan sát các học viên nhí luyện tập.Shotaro Abe, 6 tuổi, bị thương ở tay.Cậu bé 6 tuổi lau nước mắt vì thua trong một trận đấu.Nhiều phụ huynh ở lại dojo để theo dõi con em họ luyện tập.
“Cháu muốn trở thành võ sĩ như Endo”, Chikara Yamanobe, 5 tuổi, nói về ước mơ trở thành ngôi sao sumo của Nhật Bản. Yamanobe cùng nhiều bạn khác dành 3 tiếng mỗi ngày tại phòng tập, hay còn gọi là dojo, ở phía nam thủ đô Tokyo. Các em cùng nhau nuôi dưỡng ước mơ trở thành những võ sĩ sumo chuyên nghiệp của "đất nước mặt trời mọc”.
Ông Kento Nakazawa, thuộc Hiệp hội Sumo Nhật Bản, cho biết sumo không phải là môn thể thao phổ biến như bóng đá và bóng rổ. Hàng năm, hiệp hội thường tổ chức một lớp dạy môn võ truyền thống này cho trẻ em tại 6 địa điểm. Khoảng 50 tới 60 học viên nhí tham dự các lớp học này, theo Washington Post.
Các học viên nhí chuẩn bị thượng đài. Vật sumo bắt nguồn từ nghi lễ tôn giáo Shinto cùng những lời nguyện cầu cho một mùa màng bội thu.
Theo quy định của môn võ truyền thống Nhật Bản, hai võ sĩ đấu với nhau trong một vòng tròn được gọi là dohyo có đường kính khoảng 4,55 m. Ai ngã trước hoặc bị đẩy khỏi dohyo trước là người thua.
Yamanobe, 5 tuổi, nghỉ ngơi sau khi bị đau trong lúc tập luyện.
Goki Takahashi, 13 tuổi, thấm mệt sau bài tập.
Yamanobe luyện tập cùng Makoto Iwasaki, một đối thủ nhiều tuổi hơn và vượt trội về hình thể.
Hầu hết học viên của môn võ truyền thống của Nhật Bản là nam giới.
Kojiro Ishikawa (phải), 7 tuổi, cố dùng lực để đẩy ngã Itto Kiyomiya, 13 tuổi, trong buổi tập.
Thầy Shinichi Taira quan sát các học viên nhí luyện tập.
Shotaro Abe, 6 tuổi, bị thương ở tay.
Cậu bé 6 tuổi lau nước mắt vì thua trong một trận đấu.
Nhiều phụ huynh ở lại dojo để theo dõi con em họ luyện tập.