Tuyên bố chung của G20: Cô lập Trump và nước Mỹ

Google News

Tuyên bố chung của hội nghị G20 lưu ý việc nước Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.

Hội nghị Thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) diễn ra tại Hamburg, Đức vừa kết thúc ngày 8/7 bằng việc lãnh đạo các nước cùng phản đối chính sách chống biến đổi khí hậu của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tuyen bo chung cua G20: Co lap Trump va nuoc My
Tổng thống Trump trong một cuộc họp bên lề G20. Ảnh: AFP.
Mỹ bị nêu đích danh
Thủ tướng nước chủ nhà Angela Merkel nói rằng nước Mỹ đã khiến các cuộc thảo luận thêm khó khăn.
"Thật không may, tôi phải phản đối việc Mỹ rời hiệp định chống biến đổi khí hậu, hoặc ý định này của họ", Merkel cho biết khi bà trình tuyên bố chung của hội nghị G20.
Trái với truyền thống của tuyên bố chung chỉ nhấn mạnh sự đồng thuận của các bên tham gia, tuyên bố chung lần này của hội nghị G20 "lưu ý quyết định của nước Mỹ rút ra khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu". Dù vậy, tuyên bố chung cho biết Hiệp định Paris là "không thể đảo ngược" và các lãnh đạo khác "tái xác nhận cam kết mạnh mẽ đối với hiệp định".
Sau hội nghị, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng biến đổi khí hậu là một vấn đề lớn và Thủ tướng Merkel đã đạt được một "thỏa hiệp" tốt.
"Dù nước Mỹ đã rút ra, họ vẫn chuẩn bị để tiếp tục tham gia vào các cuộc thảo luận về vấn đề này. Đối với tôi đây là một điểm rất tích cực và có thể xem là một thành công của Angela Merkel", CNN dẫn lời ông Putin.
Tuyen bo chung cua G20: Co lap Trump va nuoc My-Hinh-2
Ngoài trừ Mỹ, lãnh đạo các 19 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tái khẳng định cam kết thực thi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu. Ảnh: AFP.
Cam kết tự do thương mại
Bài phát biểu kết thúc hội nghị của Thủ tướng Merkel cũng ám chỉ chính sách bảo hộ của Tổng thống Trump. Bà nói mình vui mừng nhìn thấy các lãnh đạo đồng ý rằng "thị trường phải được mở".
"Tất cả là về việc chống lại chủ nghĩa bảo hộ và các động thái thương mại thương mại không công bằng", bà nói.
Dù vậy, tuyên bố về thương mại của G20 không nhắc đích danh Mỹ như phần cam kết chống biến đổi khí hậu. Các lãnh đạo đồng thuận về "vai trò của các biện pháp phòng vệ thương mại chính đáng".
AP cho biết Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia, cố vấn chính của Tổng thống Trump trong vấn đề thương mại, ông Gary Cohn, đã cố giảm nhẹ vấn đề khi nói rằng "quan điểm khác biệt giữa các quốc gia G20" là chuyện không có gì bất ngờ.
Tổng thống Trump luôn cho rằng thương mại phải công bằng và làm lợi cho doanh nghiệp cũng như công nhân Mỹ. Ông thường chỉ trích các nước có thặng dư thương mại lớn với Mỹ, hàm ý rằng họ bán cho nước Mỹ nhiều hơn là mua. Trong khi đó, cách tiếp cận của Merkel cũng như EU là nhấn mạnh các khuôn khổ thương mại đa phương như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
AFP nhận định hội nghị G20 vừa kết thúc là kỳ họp "giông tố" và hứng chịu bạo động nhiều nhất trong lịch sử. Bên ngoài phòng họp của các lãnh đạo thế giới, cảnh sát Đức vất vả đối mặt với hàng loạt cuộc biểu tình, trong đó có những cuộc bạo động khi người biểu tình ném chai lọ vào cảnh sát, đốt phá trên đường và cướp bóc các cửa hàng gần đó.
Theo Phương Thảo/Zing

>> xem thêm

Bình luận(0)