Theo đó, những bức tượng quỳ gối đó sẽ được ghi rõ danh tính cũng như tội trạng của các sĩ quan quân đội Nhật tham chiến ở Trung Quốc hồi Chiến tranh Thế giới thứ hai. Theo tướng quân họ La, việc làm này sẽ là lời xin lỗi vĩnh viễn tới các nạn nhân thiệt mạng dưới bàn tay tàn độc của phát xít Nhật.
Phát biểu hung hăng và ngang ngược trên được đưa ra bởi La Viện, nhân vật được xem là người đi đầu phe “diều hâu” trong quân đội Trung Quốc sau chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tới ngôi đền chiến tranh Yakusuni ngày 26/12.
|
Hình ảnh hai bức tượng quỳ gối của Tần Cối và vợ Vương Thị bên ngoài ngôi đền Tướng quân Nhạc Phi ở thành phố Hàng Châu.
|
Ngôi đền chiến tranh này từ lâu trở thành đề tài gây tranh cãi giữa Nhật Bản và các quốc gia trước đây từng bị nước này chiếm đóng. Trong số những tướng lĩnh Nhật được thờ tự ở đó, có một số binh lính và tướng lĩnh từng tham gia cuộc Chiến tranh Thế giới II.
Trong bài bình luận đăng tải trên Thời Báo Hoàn Cầu, La Viện tức giận cho hay, bàn tay của 14 lính Nhật được ghi danh ở Yakusuni đã nhuốm máu và nước mắt người Trung Quốc và người dân các nước khác ở châu Á-Thái Bình Dương.
“Đền Yakusuni không thể trở thành khu trú ẩn để họ thoát khỏi sự trừng phạt của lịch sử”, tướng họ La mạnh miệng nhận xét. Ngoài ra, Trung Quốc, với vị thể là người chiến thắng trong cuộc chiến trên, có nhiệm vụ nhắc nhở Nhật Bản nhớ về quá khứ của họ.
Do đó, ông còn đề xuất rằng, các tội phạm chiến tranh Nhật Bản cũng bị dựng tượng giống như 4 bức tượng quỳ gối bằng sắt của Tần Cối, vợ y là Vương Thị, Mặc Kỳ Tiết và Trương Tuấn ở Hàng Châu, Chiết Giang. Bốn người này đã hãm hại tướng quân Nhạc Phi khiến ông bị chết oan uổng.