Tổng thống Biden "trảm" hàng loạt sắc lệnh của ông Trump

Google News

Ngày 14/5, Tổng thống Joe Biden thu hồi sắc lệnh của cựu Tổng thống Donald Trump về việc chỉ đạo các cơ quan quản lý hạn chế các biện pháp bảo vệ trách nhiệm đối với các công ty truyền thông xã hội.

Tối 14/5 (giờ địa phương), Nhà Trắng công bố yêu cầu của Tổng thống Biden về việc thu hồi hàng loạt sắc lệnh của ông Trump. Văn phòng tổng thống chưa đưa ra bình luận gì về động thái này.
Trung tâm Dân chủ và Công nghệ, nơi từng khởi kiện để chặn sắc lệnh của ông Trump hồi tháng 5/2020, lên tiếng khen ngợi hành động của ông Biden. Trung tâm này cho rằng sắc lệnh của ông Trump "là nỗ lực trong việc sử dụng các đe dọa trả đũa để ép buộc các công ty truyền thông cho phép việc không kiểm soát các thông tin sai lệch và phát biểu thù ghét".
Ông Trump đã không thành công khi yêu cầu Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) đặt ra các quy tắc mới để hạn chế các biện pháp bảo vệ đối với các công ty truyền thông xã hội theo Đạo luật về khuôn phép trong truyền thông năm 1996. Đạo luật này bảo vệ các công ty khỏi trách nhiệm pháp lý đối với nội dung do người dùng của họ đăng và cho phép họ xóa các bài đăng hợp pháp nhưng bị phản đối.
Tong thong Biden
 Tổng thống Mỹ Joe Biden thu hồi sắc lệnh liên quan tới các công ty truyền thông xã hội của ông Trump. Ảnh: Reuters.
Cựu tổng thống ra sắc lệnh trên sau khi Twitter gắn thẻ cảnh báo độc giả trong các bài đăng không có cơ sở của ông về gian lận bỏ phiếu qua thư. Sau những bài đăng của ông Trump về vụ bạo loạn tại Điện Capitol hôm 6/1, Twitter và Facebook đã khóa tài khoản của cựu tổng thống. Sau đó, Chủ tịch FCC Ajit Pat khẳng định ông sẽ không làm theo yêu cầu của ông Trump về việc giới hạn các biện pháp bảo vệ trách nhiệm đối với các công ty truyền thông xã hội.
Facebook chưa đưa ra bình luận nào về động thái mới của Tổng thống Biden. Trong khi đó, Twitter từ chối bình luận nhưng lại nhắc đến tuyên bố ban đầu của họ về sắc lệnh của ông Trump, đó là "đi ngược trào lưu tiến hóa và chính trị hóa". Nhiều chuyên gia pháp lý và các công ty internet tranh cãi rằng FCC không có thẩm quyền ban hành các quy định theo đạo luật năm 1996.
Theo Bảo Hạnh/Người Lao Động

>> xem thêm

Bình luận(0)