Vụ đụng độ biên giới Trung-Ấn mới nhất xảy ra tại thung lũng Galwan ở vùng Ladakh trong khu vực tranh chấp Kashmir vào đêm 15/6. Ảnh vệ tinh khu vực thung lũng sông Galwan. Ảnh: Planet Labs.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava (ảnh), nguyên nhân vụ ẩu đả là do Trung Quốc không giữ cam kết tôn trọng Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC) tại thung lũng Galwan. Ảnh: Twitter.
Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cáo buộc "lính Ấn Độ vượt qua biên giới hai lần trong ngày 15/6, khiêu khích và tấn công binh sĩ Trung Quốc, dẫn đến cuộc ẩu đả nghiêm trọng". Ảnh: BBC.
Quân đội Ấn Độ cho biết ít nhất 20 binh sĩ nước này đã thiệt mạng trong vụ đụng độ vừa qua, trong khi Trung Quốc không xác nhận bất cứ thông tin nào về thương vong của nước này. Ảnh: Binh sĩ Trung Quốc (trái) và Ấn Độ (phải) trong một lần đối đầu tại LAC hồi tháng 5. Ảnh: ANI.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Giao thông Đường bộ và Cao tốc Ấn Độ Vijay Kumar Singh sau đó nhận định ít nhất hơn 40 binh lính Trung Quốc đã thiệt mạng trong cuộc ẩu đả tại biên giới hai nước hồi tuần trước. Ảnh: NN.
Được biết, đây là vụ đụng độ chết người đầu tiên kể từ năm 1975 tại khu vực biên giới Ấn Độ - Trung Quốc. Ảnh: IT.
Cả hai nước đều đổ lỗi cho nhau về hành động leo thang căng thẳng những ngày qua. Dù vậy, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị đã điện đàm, nhất trí giảm căng thẳng tại khu vực biên giới. Ảnh: Reuters.
Trung Quốc và Ấn Độ được cho là tổ chức các cuộc trao đổi nhằm làm giảm căng thẳng trên thực địa. Ảnh: AJ.
"Tình hình biên giới hiện ổn định và trong tầm kiểm soát", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết ngày 17/6. Ảnh: Chinanews.
Ngày 22/6, các chỉ huy của Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã nhóm họp để thảo luận các biện pháp hạ nhiệt căng thẳng ở khu vực biên giới giữa hai nước. Trong cuộc gặp kéo dài vài giờ đồng hồ, Ấn Độ tiếp tục yêu cầu Trung Quốc rút quân về lại khu vực họ từng đóng quân hồi tháng 4/2020. Ảnh: Xe quân sự Ấn Độ được triển khai đến khu vực biên giới ở Kashmir. Ảnh: Reuters.
Theo giới chuyên gia, mối quan hệ Trung - Ấn dường như sẽ tiếp tục căng thẳng trong tương lai. Tuy nhiên, hai nước sẽ hợp tác để tránh làm leo thang căng thẳng và hủy hoại toàn bộ mối quan hệ này. Ảnh: Đoàn xe của Quân đội Ấn Độ di chuyển dọc đường cao tốc dẫn tới khu vực Ladakh gần biên giới với Trung Quốc hôm 18/6. Ảnh: Reuters.
“Mối quan hệ Trung-Ấn đang ở trong giai đoạn nhạy cảm. Nếu Trung Quốc không hành động đúng đắn, căng thẳng còn tiếp tục gia tăng”, Ashok Kantha, cựu Đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc, nhận định. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc tại cửa khẩu trên đèo Nathu La nối bang Sikkim (Ấn Độ) và Tây Tạng (Trung Quốc). Ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem thêm video: Căng thẳng tại biên giới Trung Quốc - Ấn Độ (Nguồn video: THĐT1)
Vụ đụng độ biên giới Trung-Ấn mới nhất xảy ra tại thung lũng Galwan ở vùng Ladakh trong khu vực tranh chấp Kashmir vào đêm 15/6. Ảnh vệ tinh khu vực thung lũng sông Galwan. Ảnh: Planet Labs.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava (ảnh), nguyên nhân vụ ẩu đả là do Trung Quốc không giữ cam kết tôn trọng Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC) tại thung lũng Galwan. Ảnh: Twitter.
Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cáo buộc "lính Ấn Độ vượt qua biên giới hai lần trong ngày 15/6, khiêu khích và tấn công binh sĩ Trung Quốc, dẫn đến cuộc ẩu đả nghiêm trọng". Ảnh: BBC.
Quân đội Ấn Độ cho biết ít nhất 20 binh sĩ nước này đã thiệt mạng trong vụ đụng độ vừa qua, trong khi Trung Quốc không xác nhận bất cứ thông tin nào về thương vong của nước này. Ảnh: Binh sĩ Trung Quốc (trái) và Ấn Độ (phải) trong một lần đối đầu tại LAC hồi tháng 5. Ảnh: ANI.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Giao thông Đường bộ và Cao tốc Ấn Độ Vijay Kumar Singh sau đó nhận định ít nhất hơn 40 binh lính Trung Quốc đã thiệt mạng trong cuộc ẩu đả tại biên giới hai nước hồi tuần trước. Ảnh: NN.
Được biết, đây là vụ đụng độ chết người đầu tiên kể từ năm 1975 tại khu vực biên giới Ấn Độ - Trung Quốc. Ảnh: IT.
Cả hai nước đều đổ lỗi cho nhau về hành động leo thang căng thẳng những ngày qua. Dù vậy, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị đã điện đàm, nhất trí giảm căng thẳng tại khu vực biên giới. Ảnh: Reuters.
Trung Quốc và Ấn Độ được cho là tổ chức các cuộc trao đổi nhằm làm giảm căng thẳng trên thực địa. Ảnh: AJ.
"Tình hình biên giới hiện ổn định và trong tầm kiểm soát", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết ngày 17/6. Ảnh: Chinanews.
Ngày 22/6, các chỉ huy của Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã nhóm họp để thảo luận các biện pháp hạ nhiệt căng thẳng ở khu vực biên giới giữa hai nước. Trong cuộc gặp kéo dài vài giờ đồng hồ, Ấn Độ tiếp tục yêu cầu Trung Quốc rút quân về lại khu vực họ từng đóng quân hồi tháng 4/2020. Ảnh: Xe quân sự Ấn Độ được triển khai đến khu vực biên giới ở Kashmir. Ảnh: Reuters.
Theo giới chuyên gia, mối quan hệ Trung - Ấn dường như sẽ tiếp tục căng thẳng trong tương lai. Tuy nhiên, hai nước sẽ hợp tác để tránh làm leo thang căng thẳng và hủy hoại toàn bộ mối quan hệ này. Ảnh: Đoàn xe của Quân đội Ấn Độ di chuyển dọc đường cao tốc dẫn tới khu vực Ladakh gần biên giới với Trung Quốc hôm 18/6. Ảnh: Reuters.
“Mối quan hệ Trung-Ấn đang ở trong giai đoạn nhạy cảm. Nếu Trung Quốc không hành động đúng đắn, căng thẳng còn tiếp tục gia tăng”, Ashok Kantha, cựu Đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc, nhận định. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc tại cửa khẩu trên đèo Nathu La nối bang Sikkim (Ấn Độ) và Tây Tạng (Trung Quốc). Ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem thêm video: Căng thẳng tại biên giới Trung Quốc - Ấn Độ (Nguồn video: THĐT1)