Xung đột biên giới Trung-Ấn năm 1962 chính thức bắt đầu xảy ra vào ngày 20/10/1962 khi quân Trung Quốc đồng loạt mở nhiều cuộc tấn công vào vùng Ladakh và dọc theo tuyến McMahon. Ảnh: IT.
Nguyên nhân chính của cuộc chiến là việc tranh chấp khu vực biên giới Aksai Chin và bang Arunachal Pradesh, mà Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng. Ảnh: IT.
Trong cuộc chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962, Trung Quốc đã huy động lực lượng 80.000 quân trong khi Ấn Độ có 10.000-12.000 quân. Ảnh: IT.
Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố ngừng bắn vào ngày 20/11/1962. Trung Quốc thông báo Aksai Chin đã thuộc quản lý của nước này. Ở phía đông bắc, Trung Quốc trong chiến tranh chiếm đóng hầu hết khu vực Arunachal Pradesh. Tuy nhiên, sau khi tuyên bố thắng lợi, họ đã tự lui về sau đường McMahon và trao trả tù binh Ấn Độ vào năm 1963. Ảnh: IT.
Sau khi chiến tranh kết thúc, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ từ chức, Thủ tướng Ấn Độ khi đó là ông Jawaharlal Nehru chịu chỉ trích và áp lực nặng nề. Ảnh: Thủ tướng Jawaharlal Nehru thăm các binh sĩ tại khu NEFA năm 1962. Ảnh: IT.
Được biết, sau cuộc chiến tranh kéo dài một tháng, Ấn Độ chịu tổn thất nặng nề, với 3.128 lính thiệt mạng, hơn 3.100 người bị bắt, 1.400-1.600 người bị thương. Trong khi đó, Trung Quốc có 1.460 lính tử trận và 569 người bị thương. Ảnh: IT.
Các binh sĩ Ấn Độ tại một pháo đài ở vùng biên giới Ladakh khi cuộc chiến giữa Ấn Độ và Trung Quốc diễn ra năm 1962.
Khi Quân đội Trung Quốc tiến về Tezpur trong cuộc chiến biên giới năm đó, nhiều người dân Ấn Độ vội mang theo đồ đạc đi sơ tán.
Bức ảnh chụp cảnh người dân Ấn Độ mang theo đồ đạc đi sơ tán năm 1962.
Một binh sĩ Ấn Độ đứng gác trước boongke tại khu vực biên giới Ladakh năm 1962.
Mời độc giả xem thêm video: Ấn Độ - Trung Quốc đụng độ tại khu vực biên giới gần đây (Nguồn video: VTC Now)
Xung đột biên giới Trung-Ấn năm 1962 chính thức bắt đầu xảy ra vào ngày 20/10/1962 khi quân Trung Quốc đồng loạt mở nhiều cuộc tấn công vào vùng Ladakh và dọc theo tuyến McMahon. Ảnh: IT.
Nguyên nhân chính của cuộc chiến là việc tranh chấp khu vực biên giới Aksai Chin và bang Arunachal Pradesh, mà Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng. Ảnh: IT.
Trong cuộc chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962, Trung Quốc đã huy động lực lượng 80.000 quân trong khi Ấn Độ có 10.000-12.000 quân. Ảnh: IT.
Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố ngừng bắn vào ngày 20/11/1962. Trung Quốc thông báo Aksai Chin đã thuộc quản lý của nước này. Ở phía đông bắc, Trung Quốc trong chiến tranh chiếm đóng hầu hết khu vực Arunachal Pradesh. Tuy nhiên, sau khi tuyên bố thắng lợi, họ đã tự lui về sau đường McMahon và trao trả tù binh Ấn Độ vào năm 1963. Ảnh: IT.
Sau khi chiến tranh kết thúc, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ từ chức, Thủ tướng Ấn Độ khi đó là ông Jawaharlal Nehru chịu chỉ trích và áp lực nặng nề. Ảnh: Thủ tướng Jawaharlal Nehru thăm các binh sĩ tại khu NEFA năm 1962. Ảnh: IT.
Được biết, sau cuộc chiến tranh kéo dài một tháng, Ấn Độ chịu tổn thất nặng nề, với 3.128 lính thiệt mạng, hơn 3.100 người bị bắt, 1.400-1.600 người bị thương. Trong khi đó, Trung Quốc có 1.460 lính tử trận và 569 người bị thương. Ảnh: IT.
Các binh sĩ Ấn Độ tại một pháo đài ở vùng biên giới Ladakh khi cuộc chiến giữa Ấn Độ và Trung Quốc diễn ra năm 1962.
Khi Quân đội Trung Quốc tiến về Tezpur trong cuộc chiến biên giới năm đó, nhiều người dân Ấn Độ vội mang theo đồ đạc đi sơ tán.
Bức ảnh chụp cảnh người dân Ấn Độ mang theo đồ đạc đi sơ tán năm 1962.
Một binh sĩ Ấn Độ đứng gác trước boongke tại khu vực biên giới Ladakh năm 1962.
Mời độc giả xem thêm video: Ấn Độ - Trung Quốc đụng độ tại khu vực biên giới gần đây (Nguồn video: VTC Now)