Từ 17h ngày 14/11 đến 3h ngày 15/11, Nhật hoàng Naruhito đã thực hiện nghi lễ "Daijosai", tức Lễ Tạ ơn tại Hoàng cung. Đây là nghi lễ cuối cùng trong chuỗi các nghi thức cần được thực hiện để hoàn thành thủ tục đăng cơ của Nhật hoàng.Nghi lễ chính "Daijokyu-no-gi" diễn ra tại một khu đền riêng cho buổi lễ này, được dựng tại Vườn Đông nằm trong khuôn viên Hoàng cung. Trong buổi lễ, Nhật hoàng dâng thóc gạo mới thu hoạch lên các vị thần của trời và đất, cầu hòa bình và thịnh vượng cho đất nước. Ngày 15/11, nghi lễ sẽ được lặp lại tại điện Suki ở kế bên.Nhật hoàng Naruhito trong trang phục áo choàng trắng đi đến Điện Suki của khu phức hợp Daijokyu để thực hiện nghi lễ Sukiden-Kyosen-no-gi tại Vườn Đông của Hoàng cung hôm 15/11.Hoàng hậu Masako hướng đến Điện Choden của khu phức hợp Daijokyu để thực hiện nghi lễ Sukiden-Kyosen-no-gi tại Vườn Đông của Hoàng cung.Nghi lễ tạ ơn đã có lịch sử từ thế kỷ thứ 7.Bên trong Điện Suki, nơi nghi lễ Sukiden-Kyosen-no-gi được tiến hành.Chỉ riêng việc xây dựng khu nhà để thực hiện nghi lễ đã tiêu tốn 2 tỷ yen (18 triệu USD) ngân sách chính phủ, trong khi chi phí cho toàn bộ nghi lễ là 2,9 tỷ yen (27 triệu USD)."Daijosai", tức "đại thường tế", có thể hiểu nôm na là "đại lễ dâng cúng thức ăn". Đây là nghi lễ cuối cùng trong ba nghi lễ kế vị chính của Nhật hoàng, sau "Kenji-to-Shokei-no-gi" (lễ dâng ba báu vật) hồi tháng 5 và "Sokuirei-Seiden-no-gi" (lễ lên ngôi ở chính điện) vào tháng trước."Daijosai" đánh dấu sự kết nối đầu tiên giữa một Nhật hoàng với nữ thần mặt trời Amaterasu cũng như với các thần khác trong Thần đạo, tôn giáo của hoàng tộc Nhật Bản. Theo thần thoại, nữ thần Amaterasu là tổ tiên của các vị vua nước này.Nghi lễ được xem là nặng tính tôn giáo nhất và cũng bí ẩn nhất diễn ra trong một khu nhà mới được xây dựng trên diện tích 6.500 m2 trong hoàng cung, gọi là "Daijokyo" (đại thường cung). Daijokyo bao gồm 30 kiến trúc lớn nhỏ khác nhau, trong đó quan trọng nhất là Điện Yuki và Điện Suki, nơi diễn ra phần chính của nghi lễ. Mời độc giả xem thêm video: Lễ đăng quang của Nhật hoàng Naruhito (Nguồn: VTV1)
Từ 17h ngày 14/11 đến 3h ngày 15/11, Nhật hoàng Naruhito đã thực hiện nghi lễ "Daijosai", tức Lễ Tạ ơn tại Hoàng cung. Đây là nghi lễ cuối cùng trong chuỗi các nghi thức cần được thực hiện để hoàn thành thủ tục đăng cơ của Nhật hoàng.
Nghi lễ chính "Daijokyu-no-gi" diễn ra tại một khu đền riêng cho buổi lễ này, được dựng tại Vườn Đông nằm trong khuôn viên Hoàng cung. Trong buổi lễ, Nhật hoàng dâng thóc gạo mới thu hoạch lên các vị thần của trời và đất, cầu hòa bình và thịnh vượng cho đất nước. Ngày 15/11, nghi lễ sẽ được lặp lại tại điện Suki ở kế bên.
Nhật hoàng Naruhito trong trang phục áo choàng trắng đi đến Điện Suki của khu phức hợp Daijokyu để thực hiện nghi lễ Sukiden-Kyosen-no-gi tại Vườn Đông của Hoàng cung hôm 15/11.
Hoàng hậu Masako hướng đến Điện Choden của khu phức hợp Daijokyu để thực hiện nghi lễ Sukiden-Kyosen-no-gi tại Vườn Đông của Hoàng cung.
Nghi lễ tạ ơn đã có lịch sử từ thế kỷ thứ 7.
Bên trong Điện Suki, nơi nghi lễ Sukiden-Kyosen-no-gi được tiến hành.
Chỉ riêng việc xây dựng khu nhà để thực hiện nghi lễ đã tiêu tốn 2 tỷ yen (18 triệu USD) ngân sách chính phủ, trong khi chi phí cho toàn bộ nghi lễ là 2,9 tỷ yen (27 triệu USD).
"Daijosai", tức "đại thường tế", có thể hiểu nôm na là "đại lễ dâng cúng thức ăn". Đây là nghi lễ cuối cùng trong ba nghi lễ kế vị chính của Nhật hoàng, sau "Kenji-to-Shokei-no-gi" (lễ dâng ba báu vật) hồi tháng 5 và "Sokuirei-Seiden-no-gi" (lễ lên ngôi ở chính điện) vào tháng trước.
"Daijosai" đánh dấu sự kết nối đầu tiên giữa một Nhật hoàng với nữ thần mặt trời Amaterasu cũng như với các thần khác trong Thần đạo, tôn giáo của hoàng tộc Nhật Bản. Theo thần thoại, nữ thần Amaterasu là tổ tiên của các vị vua nước này.
Nghi lễ được xem là nặng tính tôn giáo nhất và cũng bí ẩn nhất diễn ra trong một khu nhà mới được xây dựng trên diện tích 6.500 m2 trong hoàng cung, gọi là "Daijokyo" (đại thường cung). Daijokyo bao gồm 30 kiến trúc lớn nhỏ khác nhau, trong đó quan trọng nhất là Điện Yuki và Điện Suki, nơi diễn ra phần chính của nghi lễ.
Mời độc giả xem thêm video: Lễ đăng quang của Nhật hoàng Naruhito (Nguồn: VTV1)