Thái Lan đang đối mặt với cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi ông Prayuth Chan-o-cha lên làm Thủ tướng sau cuộc đảo chính năm 2014. Ảnh: Reuters.Cuối tuần qua, hàng chục nghìn người biểu tình đã xuống các tuyến đường ở thủ đô Bangkok. Họ kêu gọi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức và cải cách chế độ quân chủ, hạn chế quyền lực của Hoàng gia...Ảnh: Reuters.Hôm 20/9, những người biểu tình chống chính phủ ở Thái Lan đã tuyên bố “chiến thắng” sau khi trao bảng yêu sách cho chính quyền. Bảng yêu sách bao gồm các góp ý về hiến pháp mới, đòi viết lại hiến pháp một cách hòa bình, cải cách chế độ quân chủ,...Ảnh: Reuters.“Nếu Hoàng gia không được đặt dưới Hiến pháp, chúng ta sẽ không bao giờ có được dân chủ thực sự”, Reuters dẫn lời lãnh đạo cuộc biểu tình đồng thời là luật sư nhân quyền Anon Namp. Ảnh: Reuters.Ông Arnon cũng kêu gọi cắt giảm ngân sách hoàng gia cũng như thay đổi hiến pháp. Ảnh: Reuters.Đám đông người biểu tình tuần hành từ Đại học Thammasat, nơi có truyền thống phản đối quân đội và chủ nghĩa bảo hoàng, đến khu vực bên ngoài Cung điện Hoàng gia ở Bangkok cuối tuần qua. Ảnh: NA.“Thái Lan không thuộc về bất cứ ai mà thuộc về tất cả chúng ta”, một trong các lãnh đạo biểu tình ở Thái Lan tuyên bố. Ảnh: Reuters.Được biết, các cuộc biểu tình đã diễn ra ở Thái Lan từ giữa tháng 7 nhằm yêu cầu chính phủ từ chức, xây dựng hiến pháp mới và tổ chức bầu cử,...Ảnh: AP.Vào tháng 7, các cuộc biểu tình kêu gọi Thủ tướng Thái Lan từ chức đã diễn ra tại ít nhất 6 tỉnh. Ảnh: Getty.Những người phản đối cho rằng quân đội đã soạn thảo một đạo luật cơ bản nhằm đảm bảo ông Prayut duy trì quyền lãnh đạo với tư cách là Thủ tướng dân sự sau cuộc bầu cử năm 2019. Ảnh: Reuters.Đợt biểu tình, tuần hành tiếp tục diễn ra tại nhiều địa điểm khác ở Thái Lan trong tháng 8 vừa qua. Đáng chú ý, vào tối 10/8, khoảng 3.000-4.000 sinh viên đã tụ tập tại khuôn viên trường Đại học Thammasat, ngoại ô thủ đô Bangkok, để kêu gọi chính phủ từ chức. Ảnh: DW.Buổi tuần hành tối 10/8 kết thúc khi thủ lĩnh sinh viên Panusaya Sithijirawattanakul đứng lên đọc yêu sách 10 điểm đòi cải cách nền quân chủ lập hiến, chẳng hạn như tách bạch tài sản cá nhân của Nhà Vua với khối tài sản lớn của Hoàng gia do Văn phòng bất động sản hoàng gia (CPB) quản lý; không cho phép Hoàng gia đảm nhận vai trò chính trị; bỏ những nghi lễ, đặc quyền tốn kém,... Mời độc giả xem thêm video: Bên trong căn cứ của người biểu tình ở Thái Lan hồi năm 2014 (Nguồn video: VTV1)
Thái Lan đang đối mặt với cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi ông Prayuth Chan-o-cha lên làm Thủ tướng sau cuộc đảo chính năm 2014. Ảnh: Reuters.
Cuối tuần qua, hàng chục nghìn người biểu tình đã xuống các tuyến đường ở thủ đô Bangkok. Họ kêu gọi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức và cải cách chế độ quân chủ, hạn chế quyền lực của Hoàng gia...Ảnh: Reuters.
Hôm 20/9, những người biểu tình chống chính phủ ở Thái Lan đã tuyên bố “chiến thắng” sau khi trao bảng yêu sách cho chính quyền. Bảng yêu sách bao gồm các góp ý về hiến pháp mới, đòi viết lại hiến pháp một cách hòa bình, cải cách chế độ quân chủ,...Ảnh: Reuters.
“Nếu Hoàng gia không được đặt dưới Hiến pháp, chúng ta sẽ không bao giờ có được dân chủ thực sự”, Reuters dẫn lời lãnh đạo cuộc biểu tình đồng thời là luật sư nhân quyền Anon Namp. Ảnh: Reuters.
Ông Arnon cũng kêu gọi cắt giảm ngân sách hoàng gia cũng như thay đổi hiến pháp. Ảnh: Reuters.
Đám đông người biểu tình tuần hành từ Đại học Thammasat, nơi có truyền thống phản đối quân đội và chủ nghĩa bảo hoàng, đến khu vực bên ngoài Cung điện Hoàng gia ở Bangkok cuối tuần qua. Ảnh: NA.
“Thái Lan không thuộc về bất cứ ai mà thuộc về tất cả chúng ta”, một trong các lãnh đạo biểu tình ở Thái Lan tuyên bố. Ảnh: Reuters.
Được biết, các cuộc biểu tình đã diễn ra ở Thái Lan từ giữa tháng 7 nhằm yêu cầu chính phủ từ chức, xây dựng hiến pháp mới và tổ chức bầu cử,...Ảnh: AP.
Vào tháng 7, các cuộc biểu tình kêu gọi Thủ tướng Thái Lan từ chức đã diễn ra tại ít nhất 6 tỉnh. Ảnh: Getty.
Những người phản đối cho rằng quân đội đã soạn thảo một đạo luật cơ bản nhằm đảm bảo ông Prayut duy trì quyền lãnh đạo với tư cách là Thủ tướng dân sự sau cuộc bầu cử năm 2019. Ảnh: Reuters.
Đợt biểu tình, tuần hành tiếp tục diễn ra tại nhiều địa điểm khác ở Thái Lan trong tháng 8 vừa qua. Đáng chú ý, vào tối 10/8, khoảng 3.000-4.000 sinh viên đã tụ tập tại khuôn viên trường Đại học Thammasat, ngoại ô thủ đô Bangkok, để kêu gọi chính phủ từ chức. Ảnh: DW.
Buổi tuần hành tối 10/8 kết thúc khi thủ lĩnh sinh viên Panusaya Sithijirawattanakul đứng lên đọc yêu sách 10 điểm đòi cải cách nền quân chủ lập hiến, chẳng hạn như tách bạch tài sản cá nhân của Nhà Vua với khối tài sản lớn của Hoàng gia do Văn phòng bất động sản hoàng gia (CPB) quản lý; không cho phép Hoàng gia đảm nhận vai trò chính trị; bỏ những nghi lễ, đặc quyền tốn kém,...
Mời độc giả xem thêm video: Bên trong căn cứ của người biểu tình ở Thái Lan hồi năm 2014 (Nguồn video: VTV1)