Ngày 1/1, chính quyền thành phố Thượng Hải, Trung Quốc, ban hành một lệnh cấm hoàn toàn việc sử dụng các vật liệu nổ trong những khu vực chính của thành phố. Đây là một biện pháp nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí đang ngày càng tồi tệ cũng như tác động đến môi trường, khi Tết Nguyên Đán 2016 đang đến rất gần.
|
Khách hàng Trung Quốc xem mặt hàng pháo nổ và pháo hoa trong một cửa hàng ở Đại Liên, miền đông bắc Trung Quốc, trước dịp Tết Nguyên Đán.
|
Tại Trung Quốc, pháo nổ và pháo hoa được sử dụng chủ yếu trong dịp Tết Âm lịch và cũng rất phổ biến vào các dịp lễ quan trọng khác như lễ cưới. Vào đêm Giao thừa, bầu trời sáng rực với những màn bắn pháo hoa đẹp mắt khắp đất nước.
Tuy nhiên, việc bắn pháo hoa lại làm tăng nồng độ hạt PM,2.5 - chất gây ô nhiễm không khí có đường kính 2,5 micromet hoặc nhỏ hơn – trong không khí cùng đống rác vương vãi trên đường phố vào ngày hôm sau.
Chính quyền thành phố Thượng Hải đã sửa đổi quy định an toàn về sử dụng pháo hoa lần đầu tiên trong 18 năm. Trước đó, pháo hoa từng bị cấm tại các cơ sở công cộng và một số khu vực cụ thể trong trung tâm Thượng Hải. Theo quy định sửa đổi, việc sử dụng pháo hoa sẽ bị cấm ở mọi nơi trong thành phố và những người vi phạm sẽ bị phạt hành chính lên tới 500 tệ. Việc buôn bán và vận chuyển những vật liệu này cũng bị cấm.
Ngoài ra, cảnh sát Trung Quốc đang nỗ lực để trấn áp các hành vi vi phạm. Một người dân địa phương 29 tuổi đã bị phạt 100 tệ vì sử dụng pháo tại đám cưới trong "vùng cấm" vào sáng 2/1, theo Sở cảnh sát Thượng Hải.
Những quy định nghiêm ngặt hơn này là một đòn giáng mạnh vào các cơ sở sản xuất pháo hoa của Trung Quốc.
Một nhân viên tại cửa hàng bán pháo hoa ở Thượng Hải, chia sẻ: “Tôi không thể đủ trang trải cuộc sống nếu không đi làm thêm”.