|
Ảnh chụp nhóm nữ chiến binh do "Nữ vương" Khowleh lãnh đạo.
|
Nữ vương Khowleh thành lập lữ đoàn nữ chiến binh kể từ tháng 2/2012.
Khowleh kết hôn từ thuở 15 và sống cùng gia đình nhỏ ở Hirak. Từ khi cuộc khủng hoảng ở Syria bùng nổ năm 2011, Khowleh gia nhập hàng ngũ quân nổi dậy chống lại chế độ Assad, cảm thấy bất mãn với chồng. Khi người chồng yêu cầu Khowleh chọn lựa gia đình hay tham gia cuộc nổi dậy, Khowleh dứt khoát chọn lựa tiếp tục chiến đấu. Họ ly hôn.
Những ngày đầu tham gia cuộc chiến, Khowleh giúp các chiến binh (cả nam và nữ) vượt qua các trạm kiểm soát cũng như các căn cứ quân sự. Khowleh từng bị bắt và bị giam giữ vài ngày nhưng điều đó không làm người phụ nữ này nản lòng.
|
Hai phụ nữ Syria bồng con đợi nhận hàng cứu trợ từ các tổ chức nhân đạo.
|
Vào đầu năm 2012, Khowleh bắt đầu buôn lậu vũ khí thông qua các trạm kiểm soát - sau khi mất niềm tin vào sức mạnh của các phong trào biểu tình ôn hòa. Người đàn bà này cùng 40 phụ nữ khác thành lập một lữ đoàn được gọi là Khowleh bint Al Azwar (theo tên một nữ chiến binh Arab từ thế kỷ 7).
"Chúng tôi được dạy cách sử dụng súng. Chúng tôi biết cách sử dụng một khẩu súng trường Kalashnikov và đã được dạy cách ném lựu đạn chính xác nhất. Vì thế chúng tôi có khả năng chiến đấu không thua kém những người đàn ông", "Nữ vương" Khowleh khẳng định.
Những ngày mới được thành lập, lữ đoàn nữ chiến binh sát cánh chiến đấu bên cạnh những người đàn ông. Tuy nhiên, cuộc chiến ngày càng trở lên ác liệt, nhiều thành viên bỏ lữ đoàn theo gia đình chạy tị nạn. Lữ đoàn sau đó buộc phải giải tán.
Do không ai chăm sóc con cái, "Nữ vương" Khowleh cũng buộc phải gác súng, rời bỏ khỏi đất nước và đang sống trong một trại tị nạn ở Jordan. Tuy nhiên, bà này vẫn nuôi khao khát được chiến đấu, tái lập lại lữ đoàn nữ chiến binh.
Khowleh cho biết, bà thích cuộc sống trên chiến trường hơn và cảm thấy khó chịu, ngột ngạt khi sống trong các trại tị nạn. Khi có cơ hội, bà sẽ tập hợp các nữ chiến binh Syria lại, thành lập lữ đoàn và tiếp tục chiến đấu.