Một gia đình thuộc nhóm thiểu số Fulani tại trại dành cho người bị mất nhà cửa ở thị trấn Kongoussi, phía Nam Burkina Faso, hồi tháng 3. Cư dân địa phương cho biết phần lớn những người đàn ông bị giết hại là thành viên của dân tộc Fulani. Ảnh: New York Times.
Bộ trưởng Quốc phòng Burkina Faso Moumina Cheriff Sy cho rằng những vụ giết người có thể do các nhóm thánh chiến thực hiện và chúng đánh lạc hướng bằng cách dùng quân phục và thiết bị hậu cần đánh cắp.
"Người dân khó phân biệt được các nhóm khủng bố vũ trang với lực lượng quan ninh và quốc phòng”, Bộ trưởng Quốc phòng Burkina Faso nói.
Burkina Faso đang phải chống chọi với các nhóm chiến binh có liên hệ với tổ chức khủng bố al Qaeda và Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng từ năm 2017. Hàng trăm dân thường bị sát hại và khoảng 1 triệu người bị mất nhà cửa vì xung đột - vốn gây ảnh hưởng tới cả các nước láng giềng Niger và Mali.
Các nhóm nhân quyền cho biết dù chính phủ cam kết điều tra và truy tố các báo cáo trước đây về những vụ vi phạm nhân quyền, nhưng trên thực tế lại hành động rất ít.
Những lo ngại về các báo cáo ngày càng gia tăng về tình trạng lạm quyền của binh lính đã khiến các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) và vùng Sahel cảnh báo trong hội nghị thượng đỉnh an ninh hôm 30/6 rằng bất cứ binh sĩ nào bị phát hiện vi phạm nhân quyền sẽ bị nghiêm trị.
Báo cáo của HRW cho biết các vụ sát hại ở Djibo dường như diễn ra từ tháng 11/2019 tới tháng 6/2020. Những cư dân phát hiện thi thể nói với HRW rằng toàn bộ là nam giới. Theo đó, các thi thể bị bỏ lại theo các nhóm dọc những con đường chính, dưới cầu và trên những cánh đồng, khu đất trống ở Djibo.
"Giới chức trách Burkina Faso cần khẩn trương lật mặt những kẻ biến Djibo thành ‘cánh đồng chết’”, giám đốc vùng Sahel của HRW Corinne Dufka nhấn mạnh.
Một lãnh đạo cộng đồng ở Djibo nói với HRW: “Nhiều thi thể bị bịt mắt, trói tay… và bị bắn vào đầu”.
Nhiều cư dân địa phương nói với HRW rằng họ sợ bị các lực lượng chính phủ cũng như các chiến binh thánh chiến sát hại.
“Vào ban đêm, nhiều lúc tôi nghe thấy tiếng xe cộ, rồi bùm! bùm! bùm!... Và sáng hôm sau, tôi thấy những thi thể hoặc nghe tin có thi thể ở chỗ này, chỗ kia”, một nông dân Djibo nói.
Một gia đình thuộc nhóm thiểu số Fulani tại trại dành cho người bị mất nhà cửa ở thị trấn Kongoussi, phía Nam Burkina Faso, hồi tháng 3. Cư dân địa phương cho biết phần lớn những người đàn ông bị giết hại là thành viên của dân tộc Fulani. Ảnh: New York Times.
Bộ trưởng Quốc phòng Burkina Faso Moumina Cheriff Sy cho rằng những vụ giết người có thể do các nhóm thánh chiến thực hiện và chúng đánh lạc hướng bằng cách dùng quân phục và thiết bị hậu cần đánh cắp.
"Người dân khó phân biệt được các nhóm khủng bố vũ trang với lực lượng quan ninh và quốc phòng”, Bộ trưởng Quốc phòng Burkina Faso nói.
Burkina Faso đang phải chống chọi với các nhóm chiến binh có liên hệ với tổ chức khủng bố al Qaeda và Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng từ năm 2017. Hàng trăm dân thường bị sát hại và khoảng 1 triệu người bị mất nhà cửa vì xung đột - vốn gây ảnh hưởng tới cả các nước láng giềng Niger và Mali.
Các nhóm nhân quyền cho biết dù chính phủ cam kết điều tra và truy tố các báo cáo trước đây về những vụ vi phạm nhân quyền, nhưng trên thực tế lại hành động rất ít.
Những lo ngại về các báo cáo ngày càng gia tăng về tình trạng lạm quyền của binh lính đã khiến các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) và vùng Sahel cảnh báo trong hội nghị thượng đỉnh an ninh hôm 30/6 rằng bất cứ binh sĩ nào bị phát hiện vi phạm nhân quyền sẽ bị nghiêm trị.
Báo cáo của HRW cho biết các vụ sát hại ở Djibo dường như diễn ra từ tháng 11/2019 tới tháng 6/2020. Những cư dân phát hiện thi thể nói với HRW rằng toàn bộ là nam giới. Theo đó, các thi thể bị bỏ lại theo các nhóm dọc những con đường chính, dưới cầu và trên những cánh đồng, khu đất trống ở Djibo.
"Giới chức trách Burkina Faso cần khẩn trương lật mặt những kẻ biến Djibo thành ‘cánh đồng chết’”, giám đốc vùng Sahel của HRW Corinne Dufka nhấn mạnh.
Một lãnh đạo cộng đồng ở Djibo nói với HRW: “Nhiều thi thể bị bịt mắt, trói tay… và bị bắn vào đầu”.
Nhiều cư dân địa phương nói với HRW rằng họ sợ bị các lực lượng chính phủ cũng như các chiến binh thánh chiến sát hại.
“Vào ban đêm, nhiều lúc tôi nghe thấy tiếng xe cộ, rồi bùm! bùm! bùm!... Và sáng hôm sau, tôi thấy những thi thể hoặc nghe tin có thi thể ở chỗ này, chỗ kia”, một nông dân Djibo nói.