Ngày 4/11/1979, hàng trăm sinh viên Iran xông vào Đại sứ quán Mỹ ở Tehran. Sau cuộc giằng co 3 giờ đồng hồ với lực lượng an ninh bảo vệ Đại sứ quán, các sinh viên Iran bắt giữ 62 nhà ngoại giao Mỹ. Ảnh: AP.Các sinh viên Iran yêu cầu dẫn độ Shah Mohammad Reza Pahlavi, vị vua cuối cùng của Iran bị lật đổ sau Cách mạng Iran tháng 2/1979, đang điều trị ung thư tại Mỹ. Vụ việc kéo theo cuộc khủng hoảng con tin kéo dài 444 ngày, khiến quan hệ ngoại giao Mỹ-Iran từ đồng minh thành kẻ thù. Ảnh: AP.Một con tin Mỹ được các sinh viên Iran dẫn ra trước đám đông. Một số con tin được thả tự do sau đó, nhưng phải mất hơn một năm để những con tin còn lại được thả. Hai tháng trước vụ việc, Iran đóng cửa văn phòng AP tại Tehran và tống khứ các nhà báo Mỹ về nước. Ảnh: AP.Các sinh viên Iran chặn lối vào Đại sứ quán Mỹ. Đài phát thanh Iran cho biết có khoảng 100 con tin đang bị giam giữ, nhưng một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran nói rằng chỉ khoảng 45 con tin, trong đó khoảng 35 người Mỹ và 7-8 người Iran. Ảnh: AP.Các sinh viên Iran bên trong Đại sứ quán Mỹ, trên tay cầm bức ảnh của một trong các con tin. Tại Washington, Jack Touhy, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết ước tính 59 người bị giam giữ và không có bằng chứng về những kẻ xâm lược vũ trang. Ảnh: AP.Các sinh viên Iran trèo qua cổng Đại sứ quán Mỹ. Đài phát thanh Iran được theo dõi từ London, Anh, cho biết lực lượng an ninh Đại sứ quán đã ném lựu đạn hơi cay, nhưng không thể ngăn căn được đám đông sinh viên ập vào. Ước tính 200-300 sinh viên đã xông vào Đại sứ quán Mỹ. Ảnh: AFP.Các sinh viên biểu tình bên trong Đại sứ quán Mỹ. Thời điểm đó, Kyodo News báo cáo từ Tehran cho biết các sinh viên nói sẽ không thả bất kỳ con tin nào cho đến khi Mỹ cho phép dẫn độ Mohammad Reza Pahlavi về nước. Ảnh: AP.Các con tin bị trói tay, bịt mắt, nhưng ban đầu người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran phủ nhận điều này cho đến khi những hình ảnh về con tin bị trói tay được truyền thông phương Tây công bố. Ảnh: Getty.Các sinh viên đốt biểu tượng chú Sam có viết dòng chữ CIA bên ngoài Đại sứ quán Mỹ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết một đại sứ của Bắc Âu sẽ đóng vai trò hòa giải để cố gắng thuyết phục sinh viên Iran rời khỏi khu vực. Ảnh: AP.Tin tức về vụ bắt cóc con tin ở Iran kéo theo cuộc biểu tình ở Mỹ. 7 người biểu tình đã tự trói mình bên trong tượng Nữ thần Tự do ở New York để phản đối sự hiện diện của Pahlavi tại Mỹ. 3 tiếng sau, cảnh sát cắt dây trói và đưa họ vào trại giam. Ảnh: Reuters.Các sinh viên đốt lá cờ Mỹ trên bức tường bao quanh Đại sứ quán Mỹ. Chính phủ Mỹ xem việc bắt cóc con tin ở Đại sứ quán là vi phạm Công ước Vienna về miễn trừ bắt giữ đối với các nhà ngoại giao. Các cuộc đàm phán đều thất bại. Ảnh: Getty.Một máy bay C-130 bốc cháy sau vụ va chạm trên sa mạc. Sau nỗ lực đàm phán thất bại, Tổng thống Carter ra lệnh giải cứu con tin. Chiến dịch mang mật danh Eagle Claw. Đây là chiến dịch đầu tiên của đội biệt kích Delta. Tuy nhiên, chiến dịch giải cứu kết thúc trong thảm họa, khi các máy bay liên tiếp gặp tai nạn vì thời tiết. Ảnh: AP.Các con tin được công bố với báo giới trước khi được thả tự do. Các con tin được trả tự do vào ngày 20/1/1981 sau 444 ngày bị giam giữ. Vụ bắt cóc con tin ở Đại sứ quán Mỹ trở thành một trong cuộc khủng hoảng ngoại giao tồi tệ nhất của Mỹ. Điều này đã góp phần vào thất bại của Tổng thống Carter trong cuộc bầu cử năm 1980. Ảnh: Getty.Các con tin ăn mừng sau khi máy bay hạ cánh xuống căn cứ không quân Mỹ ở Tây Đức. Vụ bắt cóc con tin được xem là một thất bại đối với Iran ở một số khía cạnh. Các điều kiện đàm phán đều có lợi cho Mỹ và không đáp ứng được yêu cầu ban đầu nào của Iran. Mohammad Reza Pahlavi chết vào ngày 27/7/1980 ở Ai Cập, do đó, yêu cầu dẫn độ về Iran coi như phá sản. Ảnh: Getty.Hàng nghìn người Mỹ chào đón đoàn xe chở con tin trên Đại lộ Pennsylvania, Washington. Vụ bắt cóc con tin trở thành một vết đen trong quan hệ giữa hai nước. Washington và Tehran cắt đứt quan hệ ngoại giao chính thức cho đến hôm nay. 40 năm sau cuộc khủng hoảng, quan hệ giữa hai nước tiếp tục căng thẳng liên quan đến việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Ảnh: AP. *) Title do Kiến Thức biên tập lại Mời độc giả xem thêm video: Tổng thống Iran khẳng định sẽ tiếp tục thử tên lửa nếu cần thiết (Nguồn: VTC14)
Ngày 4/11/1979, hàng trăm sinh viên Iran xông vào Đại sứ quán Mỹ ở Tehran. Sau cuộc giằng co 3 giờ đồng hồ với lực lượng an ninh bảo vệ Đại sứ quán, các sinh viên Iran bắt giữ 62 nhà ngoại giao Mỹ. Ảnh: AP.
Các sinh viên Iran yêu cầu dẫn độ Shah Mohammad Reza Pahlavi, vị vua cuối cùng của Iran bị lật đổ sau Cách mạng Iran tháng 2/1979, đang điều trị ung thư tại Mỹ. Vụ việc kéo theo cuộc khủng hoảng con tin kéo dài 444 ngày, khiến quan hệ ngoại giao Mỹ-Iran từ đồng minh thành kẻ thù. Ảnh: AP.
Một con tin Mỹ được các sinh viên Iran dẫn ra trước đám đông. Một số con tin được thả tự do sau đó, nhưng phải mất hơn một năm để những con tin còn lại được thả. Hai tháng trước vụ việc, Iran đóng cửa văn phòng AP tại Tehran và tống khứ các nhà báo Mỹ về nước. Ảnh: AP.
Các sinh viên Iran chặn lối vào Đại sứ quán Mỹ. Đài phát thanh Iran cho biết có khoảng 100 con tin đang bị giam giữ, nhưng một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran nói rằng chỉ khoảng 45 con tin, trong đó khoảng 35 người Mỹ và 7-8 người Iran. Ảnh: AP.
Các sinh viên Iran bên trong Đại sứ quán Mỹ, trên tay cầm bức ảnh của một trong các con tin. Tại Washington, Jack Touhy, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết ước tính 59 người bị giam giữ và không có bằng chứng về những kẻ xâm lược vũ trang. Ảnh: AP.
Các sinh viên Iran trèo qua cổng Đại sứ quán Mỹ. Đài phát thanh Iran được theo dõi từ London, Anh, cho biết lực lượng an ninh Đại sứ quán đã ném lựu đạn hơi cay, nhưng không thể ngăn căn được đám đông sinh viên ập vào. Ước tính 200-300 sinh viên đã xông vào Đại sứ quán Mỹ. Ảnh: AFP.
Các sinh viên biểu tình bên trong Đại sứ quán Mỹ. Thời điểm đó, Kyodo News báo cáo từ Tehran cho biết các sinh viên nói sẽ không thả bất kỳ con tin nào cho đến khi Mỹ cho phép dẫn độ Mohammad Reza Pahlavi về nước. Ảnh: AP.
Các con tin bị trói tay, bịt mắt, nhưng ban đầu người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran phủ nhận điều này cho đến khi những hình ảnh về con tin bị trói tay được truyền thông phương Tây công bố. Ảnh: Getty.
Các sinh viên đốt biểu tượng chú Sam có viết dòng chữ CIA bên ngoài Đại sứ quán Mỹ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết một đại sứ của Bắc Âu sẽ đóng vai trò hòa giải để cố gắng thuyết phục sinh viên Iran rời khỏi khu vực. Ảnh: AP.
Tin tức về vụ bắt cóc con tin ở Iran kéo theo cuộc biểu tình ở Mỹ. 7 người biểu tình đã tự trói mình bên trong tượng Nữ thần Tự do ở New York để phản đối sự hiện diện của Pahlavi tại Mỹ. 3 tiếng sau, cảnh sát cắt dây trói và đưa họ vào trại giam. Ảnh: Reuters.
Các sinh viên đốt lá cờ Mỹ trên bức tường bao quanh Đại sứ quán Mỹ. Chính phủ Mỹ xem việc bắt cóc con tin ở Đại sứ quán là vi phạm Công ước Vienna về miễn trừ bắt giữ đối với các nhà ngoại giao. Các cuộc đàm phán đều thất bại. Ảnh: Getty.
Một máy bay C-130 bốc cháy sau vụ va chạm trên sa mạc. Sau nỗ lực đàm phán thất bại, Tổng thống Carter ra lệnh giải cứu con tin. Chiến dịch mang mật danh Eagle Claw. Đây là chiến dịch đầu tiên của đội biệt kích Delta. Tuy nhiên, chiến dịch giải cứu kết thúc trong thảm họa, khi các máy bay liên tiếp gặp tai nạn vì thời tiết. Ảnh: AP.
Các con tin được công bố với báo giới trước khi được thả tự do. Các con tin được trả tự do vào ngày 20/1/1981 sau 444 ngày bị giam giữ. Vụ bắt cóc con tin ở Đại sứ quán Mỹ trở thành một trong cuộc khủng hoảng ngoại giao tồi tệ nhất của Mỹ. Điều này đã góp phần vào thất bại của Tổng thống Carter trong cuộc bầu cử năm 1980. Ảnh: Getty.
Các con tin ăn mừng sau khi máy bay hạ cánh xuống căn cứ không quân Mỹ ở Tây Đức. Vụ bắt cóc con tin được xem là một thất bại đối với Iran ở một số khía cạnh. Các điều kiện đàm phán đều có lợi cho Mỹ và không đáp ứng được yêu cầu ban đầu nào của Iran. Mohammad Reza Pahlavi chết vào ngày 27/7/1980 ở Ai Cập, do đó, yêu cầu dẫn độ về Iran coi như phá sản. Ảnh: Getty.
Hàng nghìn người Mỹ chào đón đoàn xe chở con tin trên Đại lộ Pennsylvania, Washington. Vụ bắt cóc con tin trở thành một vết đen trong quan hệ giữa hai nước. Washington và Tehran cắt đứt quan hệ ngoại giao chính thức cho đến hôm nay. 40 năm sau cuộc khủng hoảng, quan hệ giữa hai nước tiếp tục căng thẳng liên quan đến việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Ảnh: AP. *) Title do Kiến Thức biên tập lại
Mời độc giả xem thêm video: Tổng thống Iran khẳng định sẽ tiếp tục thử tên lửa nếu cần thiết (Nguồn: VTC14)